Các ông bố bà mẹ ở Châu Á nói chung và Việt nam nói riêng vẫn thường quan niệm rằng trẻ cần được học các môn có tính logic như toán, lí, hóa thì mới có thể phát triển được trí thông minh hay phải học giỏi những môn đó thì sẽ trở nên tài giỏi, xuất chúng. Trên thực tế, điều này là sai lầm và định hướng cũng như suy nghĩ của cha mẹ là thứ có thể ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài tới sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Các cha mẹ cần lưu ý rằng các nhà khoa học đã chứng minh được có tất cả 8 loại trí thông minh mà một đứa trẻ có thể có được, bao gồm:
- Trí thông minh không gian – thị giác.
- Trí thông minh thể chất.
- Trí thông minh âm nhạc.
- Trí thông minh ngôn ngữ
- Trí thông minh logic – toán học.
- Trí thông minh tương tác – xã hội.
- Trí thông minh liên cá nhân.
- Trí thông minh tự nhiên.
Và như đã đề cập ở trên tiêu đề, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng nghệ thuật thực sự là một hình thức truyền đạt sâu sắc nhất tới sự phát triển của trẻ nhỏ.
Vậy, hình thức truyền đạt sâu sắc đó là gì? Và nếu nó mang lại giá trị thực tế thì làm sao để thay đổi quan điểm của phụ huynh trong việc cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật từ sớm?
Các nhà giáo dục nói với chúng ta rằng nghệ thuật khuyến khích các kỹ năng về vận động, về tinh thần, phát triển hệ thần kinh và khả năng giải quyết vấn đề, đồng thời nó có thể được sử dụng một cách hiệu quả để dạy và hiểu các môn học chính khác như đọc, viết, toán và khoa học.
1. Vẽ và tầm nhìn
Để giải thích cho điều này trước hết là vì các bé nhỏ chưa có khả năng diễn đạt ngôn ngữ theo đúng như suy nghĩ cũng như mong muốn của mình, vì vậy nên bé có thể chọn thể hiện cảm xúc qua việc vẽ, tô màu, qua các cử chỉ hay dùng ngôn ngữ cơ thể. Việc dùng cách thức khác để diễn đạt cảm xúc của bản thân là một cách vô cùng hữu ích cho trí não của bé.
Điều này không chỉ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, cách truyền đạt sao cho bố mẹ hiểu được điều mình muốn, mình nghĩ, giúp phát triển các kỹ năng vận động tinh vi, viết, đọc, tư duy mà còn tăng sự sáng tạo tuyệt vời cho trẻ.
2. Âm nhạc
Trường phái nghệ thuật thứ hai đó chính là Âm nhạc. Âm nhạc chính là ngôn ngữ toàn cầu hữu hiệu nhất, giúp kết nối cảm xúc giữa người với người. Được tiếp xúc với âm nhạc từ sớm sẽ giúp tăng khả năng ghi nhớ, phát triển hệ thần kinh một cách đáng kể và ổn định hơn về mặt tâm lí cho trẻ, từ đó giúp giảm các vấn đề như lo âu, trầm cảm, rối loạn nhận thức ở trẻ. Âm nhạc có thể coi là một liều thuốc đặc biệt chữa lành tâm hồn và nếu được tiếp xúc từ nhỏ, thông qua đó âm nhạc sẽ mang đến những giá trị tuyệt vời cùng bé phát triển và lớn lên.
3. Văn học và ngôn ngữ hình thể
Việc đọc sách và cảm thụ văn học không chỉ là một kĩ năng cần thiết mà còn rèn cho bé tư duy trong ngôn ngữ, diễn đạt. Điều này phát huy trí tưởng tượng phong phú và bồi dưỡng cho trẻ những kiến thức về cuộc sống vô cùng hiệu quả. Việc phát triển niềm yêu thích nghệ thuật thông qua sách vở là một cách tăng cường trí thông minh cho trẻ từ khi còn bé mà các ông bố bà mẹ không nên bỏ qua.
4. Nghệ thuật bắt nguồn từ mọi thứ trong cuộc sống
Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của nghệ thuật trong cuộc sống của chúng ta vì nó thật sự đến từ mọi thứ. Vì vậy, nuôi dưỡng một đứa trẻ thì cũng chính là nuôi dưỡng một tâm hồn mang đầy hiếu kì và tò mò về thế giới, các phụ huynh cần bồi dưỡng cho bé về một thế giới xung quanh đầy mang đầy màu sắc và tươi đẹp như thế nào.
Và cuối cùng, nghệ thuật thực sự có tầm ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ vì vậy hãy cho bé được tiếp xúc với nghệ thuật càng sớm càng tốt, điều này tốt hơn là buộc trẻ phải học những môn logic khó nhằn hay kìm hãm sự đam mê của trẻ đối với nghệ thuật từ sớm. Nếu như muốn trẻ được phát triển một cách toàn diện và tốt nhất, hãy lắng nghe và để bé được trải nghiệm thế giới và hơn hết đó chính là nghệ thuật.