Tìm kiếm
CÁCH VẼ TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG ĐƠN GIẢN

Hình hoạ là một môn học khó nhằn? Bạn nhầm rồi! Dưới dây sẽ là tất tần tật những cách trang trí hình vuông đơn giản nhất cho người mới bắt đầu hoặc muốn chinh phục môn hình hoạ.

TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG ĐƠN GIẢN

Khái niệm về hình vuông

Về góc độ hình học, toán học thì vẽ trang trí hình vuông là một mặt phẳng được khép kín bởi 4 cạnh có chiều dài bằng nhau và nơi giao tiếp của 4 cạnh tạo thành 4 góc vuông. Hình vuông có thể là một hình tròn nội tiếp hay ngoại tiếp. Ứng dụng trang trí hình vuông rất phổ biến trong đời sống.

Trang trí hình vuông là gì?

Về mặt ngữ nghĩa thì: “Vẽ trang trí là làm đẹp cho những loại đối tượng; một sự vật cụ thể, một sản phẩm, một môi trường không gian cụ thể bằng cách sử dụng phối hợp các yếu tố hình thức nào đó”

Nên nhớ rằng không có trang trí chung chung, không thể lấy một giải pháp trang trí cho tất cả các đói tượng (cùng loại). Do đó, trước hết phải biết cặn kẻ về đối tượng sẽ được trang trí.

Bởi lẽ, mỗi tình huống, mỗi loại đối tượng, mỗi đặc điểm phải có biện pháp trang trí khác nhau.

Trang trí hình vuông là làm đẹp hình vuông, diện tích của hình vuông.

Một số mẫu thiết kế hình vuông (Nguồn Internet)
Một số mẫu thiết kế hình vuông

Một số đồ vật có hình dạng hình vuông được trang trí.

Viên gạch lát nền

Cái khăn tay

Tấm thảm

Chiếc chiếu

Trang trí nền gạch
Trang trí nền gạch

Các quy luật được ứng dụng trong trang trí hình vuông

Trong trang trí hình vuông chúng ta sử dụng các quy luật như sau:

Quy luật lại đi lặp lại.

  • Ở 4 phía của khu vực trung tâm (đều giống nhau).
  • Ở 4 góc (đều giống nhau)
  • Ở 4 đường chéo (đều giống nhau)
Quy luật lặp lại
Quy luật lặp lại

Quy luật xen kẽ.

Họa tiết của 4 trục, xen kẽ với họa tiết của 4 đường chéo.

Quy luật đảo ngược.

Quy luật đảo ngược
Quy luật đảo ngược

Họa tiết thứ nhất bố trí thuận chiều, lặp lại lần thứ 1 thì bố trí lộn đầu. Lặp lại lần thứ 2 thì bố trí thuận chiều. Lặp lại lần thứ ba thì bố trí lộn đầu, cứ như thế mà thực hành. Giới chuyên môn gọi là quy luật đảo ngược.

Quy luật chồng hình.

Quy luật chồng hình
Quy luật chồng hình

Họa tiết này chồng lên họa tiết kia. Chỗ giao nhau tạo thành những hình hay mảng, được tô màu tùy theo ý người vẽ. Ví dụ: Họa tiết tròn nằm chồng lên một góc của hình thoi, thi phần giao nhau được tô bởi một màu có được sự pha trộn giữ hai màu của hình tròn và hình thoi.

Các nguyên lý được sử dụng.

Trang trí là nghệ thuật thị giác, do đó nó cũng sử dụng những phần lý thuyết cơ bản của nguyên lý thị giác. Trang trí hình vuông cũng gặp những tình huống tương tự. Nghĩa là chúng ta phải tuân theo một số nguyên lý thị giác cơ bản.

Sau đây là một số nguyên lý thị giác mà chúng ta sẽ quan tâm đến trong suốt quá trình trang trí hình vuông.

Nguyên lý đăng đối, thăng bằng có trục, thăng bằng tĩnh:

Tất cả các họa tiết phải bố trí trên hệ thống các trục đăng đối thẳng đứng và nằm ngang. Điểm nhấn ngay trung tâm hình vuông.

Nguyên lý đăng đối_thăng bằng tĩnh
Nguyên lý đăng đối_thăng bằng tĩnh

Nguyên lý bất đăng đối, thăng bằng động:

Tát cả các họa tiết phải bố trí theo dạng các cụm chính, phụ (1 nhóm chính và 2 hay 3 nhóm phụ). Điểm nhấn phải luôn luôn nằm trong nhóm chính. Không dựa vào hệ thống các trục đăng đối và cấu trúc hình vuông. Nó được coi như là trang trí hay vẽ tranh trên nền có dạng hình vuông.

Nguyên lý bất đăng đối_thăng bằng động
Nguyên lý bất đăng đối_thăng bằng động

Phương pháp trang trí hình vuông.

Phương pháp trang trí hình vuông chia ra làm 2 loại:

Trang trí theo dạng đăng đối có trục và trang trí theo dạng bố cục hình vuông không có trục. Mỗi phương pháp đều có quy trình riêng.

Sau đây, chúng ta nghiên cứu quy trình trang trí hình vuông theo dạng đăng đối có trục.

Trang trí theo dạng đăng đối có trục

Đối trục
Đối trục

Trang trí theo dạng bố cục hình vuông không có trục.

Không trục
Không trục

Bài tham khảo trang trí hình vuông.

Bước 1:

Tìm ý, phân mảng và sắp xếp bố cục (mảng lớn, nhỏ thay đổi linh động, hợp lý, không quá to, quá nhỏ, kích thước không quá bằng nhau).

Trong bước này, chúng ta nên xác định cho mình các quy luật bố cục riêng như: lặp lại, xen kẽ, chồng hình, đối xứng qua trục hoặc bất đăng đối. Ở đây chúng ta xây dựng bố cục đăng đối qua tâm điểm.

Bước 2:

Tìm họa tiết, chủ đề cần trang trí, thủ pháp cách điệu sử dụng nét cong là chủ yếu. Ngoài ra, việc kết hợp với một số nét thẳng làm cho đường nét phong phú, hài hòa, linh động hơn.

Các hình ảnh phụ kết hợp có liên quan với nhau từ đường nét đến chủ đề của đối tượng chính được cách điệu.

Đường nét được vẽ gọn gàng, có thẩm mỹ để thuận tiện hơn cho bước tiếp theo.

Bước 3:

Phác thảo độ đậm nhạt mục đích của việc phác thảo này giúp chúng ta xác định được độ sáng tối, trung gian của tổng thể bài vẽ.

Bước này chúng ta áp dụng quy luật tương phản sắc độ hình và nền; ví dụ: nền tối thì hình sáng, nền sáng thì hình tối.

Có được bảng sắc độ tốt sẽ thuận tiện cho việc phối màu sau này có hệ thống, tránh loạn nhịp trong bài. Xem họa tiết chính có được nổi bật so với các họa tiết phụ hay không?

Bước 4:

Ở đây chúng tôi sừ dụng 1 cặp màu tương phản xanh lam và cam kết hợp theo gam nóng.

Dựa vào phác thảo trắng đen ta tìm được vị trí đặt màu sáng, tối, cường độ mạnh đưa vào họa tiết chính, cường độ yếu đưa vào nền, tạo điểm nhấn chính phụ. Tỉ lệ màu được gia giảm cho phù hợp với gam màu xác định.

Các bước trang trí hình vuông
Các bước trang trí hình vuông
Các bước trang trí hình vuông
Các bước trang trí hình vuông

Bây giờ các bạn đã tự tin sáng tạo cho mình một hình vuông được trang trí theo ý muốn chưa nào?

 

Bài Viết Liên Quan:

Tag: cách vẽ trang trí hình vuông đơn giản, trang trí hình vuông đối xứng, trang trí hình vuông con cá, vẽ họa tiết trang trí hình vuông đơn giản.

Xem Nhanh

Scroll to Top