Tìm kiếm
SỰ KHÁC NHAU GIỮA KIẾN TRÚC VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

Cả hai ngành Kiến trúc và Kiến trúc cảnh quan đều tác động đến thẩm mỹ của đô thị, nhưng nó tập trung vào các mảng thiết kế khác nhau. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu đâu là sự khác nhau giữa Kiến trúc và Kiến trúc cảnh quan. Từ đó, các bạn sinh viên có thể đưa ra những lựa chọn phù hợp cho ngành nghề.

Sự khác nhau giữa Kiến trúc và Kiến trúc cảnh quan

Cả hai ngành đều là phân ngành của Thiết kế Kiến trúc Đô thị. Điểm khác biệt cơ bản giữa hai ngành này là: Một Kiến trúc sư sẽ tập trung vào thiết kế và lên kế hoạch cho một tòa nhà, khu nhà ở và các công trình phụ trợ; Một Kiến trúc sư cảnh quan sẽ tập trung ở việc thiết kế không gian bên ngoài; môi trường xung quanh và mỹ quan đô thị.

I. Trách nhiệm của Kiến trúc sư và Kiến trúc sư cảnh quan

Kiến trúc sư công trình và Kiến trúc sư cảnh quan đều được đào tạo chất lượng cao bậc đại học ở các trường có chuyên ngành về kiến trúc xây dựng. Cải hai ngành đều có những kiến thức chuyên ngành riêng biệt về Nguyên lý thiết kế kiến trúc, nguyên lý thiết kế cảnh quan. Các hai ngành đều phải gặp gỡ khách hàng; chuẩn bị ý tưởng thiết kế; chuẩn bị hồ sơ dự thầu và lên kế hoạch chi tiết về tài chính và xây dựng. Các Kiến trúc sư công trình và cảnh quan đều cần thiết phải đi thị sát công trình để chắc chắn rằng các thi công được đúng với thiết kế.

Kiến trúc sư công trình thường thiết kế các cấu trúc nhà ở, khu vực văn phòng, chung cư… Kiến trúc sư cảnh quan sẽ thiết kế khu vựng công cộng; các công trình kết nối các khu nhà ở; văn phòng. Họ có thể thiết kế các khu công viên công cộng; khu vực kết nối của trường học; bệnh viện; nhà ở; văn phòng. Đối với một dự án khu đô thị lớn. Các Kiến trúc sư công trình và cảnh quan sẽ được phối hợp để có một thiết kế tổng quan.

II. Kiến trúc cảnh quan

Để làm việc trong Ngành Kiến trúc Cảnh quan; hầu hết các bạn phải có trình độ tối thiểu Đại học, nhiều nơi sẽ có thể đòi hỏi trình độ thạc sĩ. Người Kiến trúc sư Cảnh quan sử dụng kỹ năng sáng tạo của họ để thiết kế kế hoạch cho khu vực như trường học; bệnh viện; công viên công cộng; khu bảo tồn thiên nhiên… Họ quan tâm đến các tiêu chuẩn môi trường; yêu cầu của cư dân và người thụ hưởng; các đặc tính thổ nhưỡng, thời thiết và cả những công trình đang hiện hữu xung quanh. Bản thiết kế cảnh quan thường được làm ở văn phòng làm việc và đôi khi họ cũng phải đi thực tế để khảo sát và giám sát công trình.

Trách nhiệm trong công việc của Kiến trúc sư cảnh quan tường bao gồm:

  • Thảo luận dự án với khách hàng.
  • Gặp gỡ với các chuyên gia làm việc trên các chuyên môn liên quan của một dự án.
  • Kiểm tra thực địa để xác định các công trình hiện hữu mà họ cần phải làm việc xung quanh, chẳng hạn như các cấu tạo thiên nhiên như núi đá hoặc các tòa nhà.
  • Soạn thảo các kế hoạch về cách họ đề xuất thiết kế không gian.
  • Chuẩn bị ngân sách cho khách hàng.

III. Kiến trúc 

Kiến trúc sư là những nhà thiết kế sáng tạo; sáng tạo phát triển các bản thiết kế cho các tòa nhà. Kiến trúc sư có thể làm việc với một công ty đang xây dựng một văn phòng mới hoặc một thành phố có thêm nhà chung cư để tăng nhà ở; hoặc là các công trình nhà ở tư nhân. Tất cả các tòa nhà được xây dựng bắt đầu là một kế hoạch thiết kế được tạo ra bởi một kiến ​​trúc sư.

Mặc dù một số kiến ​​trúc sư tự làm chủ, hầu hết làm việc trong văn phòng. Kiểm tra thực địa là cần thiết để kiểm tra tiến độ của các tòa nhà mà họ đã thiết kế. Hầu hết các kiến trúc sư cần có 3 đến 4 năm kinh nghiệm làm việc ở các công ty thiết kế để có thể tự làm chủ.

Trách nhiệm trong công việc của Kiến trúc sư:

  • Nói chuyện với khách hàng tiềm năng về dự án của họ.
  • Phát triển đề xuất ngân sách cho một dự án.
  • Soạn thảo kế hoạch thiết kế.
  • Đi khảo sát tại công trình để đảm bảo các bản thiết kế được theo dõi.
  • Kiểm tra các quy định về môi trường để đảm bảo kế hoạch thiết kế của họ phù hợp với Quy hoạch của đô thị, chính quyền.

IV. Các ngành nghề liên quan

Trong hệ sinh thái các ngành kiến trúc, các kiến trúc sư công trình và cảnh quan phải phối hợp với rất nhiều bên liên quan. Đây là một ngành phải làm việc tập thể. Các ngành có liên quan như: Kiến trúc sư quy hoạch đô thị; Kiến trúc sư nội thất; Kiến trúc sư mỹ thuật đô thị. Ngoài ra, họ còn phối hợp với kỹ sư xây dựng, nhà thầu để đảm bảo sản phẩm công trình được thực hiện đúng như bản vẽ.

Hy vọng thông qua bài viết sẽ giúp các bạn hiểu thêm về tầm quan trọng và sự khác nhau giữa Kiến trúc và Kiến trúc cảnh quan để sau này các bạn có thể định hướng bản thân rõ ràng trên con đường theo học Kiến trúc nhé.

 

Bài Viết Liên Quan:

PINTEREST: 91 BÀI VẼ PHỐI CẢNH VÀ CẤU TRÚC

 

Tag: có nên học kiến trúc cảnh quan, ngành kiến trúc cảnh quan là gì, kiến trúc cảnh quan đại học kiến trúc tp hcm, khái niệm kiến trúc cảnh quan, các trường đào tạo ngành kiến trúc cảnh quan, giáo trình kiến trúc cảnh quan, kiến trúc cảnh quan đô thị,  kiến trúc cảnh quan ra làm gì, khác nhau giữa Kiến trúc và Kiến trúc cảnh quan

Xem Nhanh

Lên đầu trang