Hình họa vẽ khối là một môn học cơ bản nhằm rèn luyện nhận thức về thẩm mỹ và kỹ năng thể hiện các hình khối không gian. Hình họa cũng là môn nghệ thuật tạo hình dựa trên cơ sở nghiên cứu giải phẫu tạo hình, phản ánh chân thực sự vật, hiện tượng dưới nhận thức thẩm mỹ của họa sỹ thông qua nghiên cứu các mẫu tự nhiên. Chúng ta cùng tìm hiểu về hình họa cơ bản để hiểu thêm về bộ môn này nhé.
Vẽ khối cơ bản
Phần này, người học phải làm quen với cách đưa một không gian ba chiều lên một không gian hai chiều. Sao cho ở không gian hai chiều này đối tượng có vẻ giống hoặc tương đồng với không gian ban đầu (không gian ba chiều).
Cách vẽ khối cầu
Khối cầu là cơ sở tạo hình cho rất nhiều vật thể phức tạp. Là một trong hai khối quan trọng nhất (gồm có khối lục giác, khối cầu) khi học về hình họa cơ bản. Hiểu rõ các nguyên lý sáng tối sẽ giúp cho người học dễ dàng hơn trong việc diễn tả các hình khối sau này.
Dưới đây là cách dựng hình, lên bóng sáng tối cho khối cầu.
Bước 1
Căn chỉnh bố cục cho cân đối trên mặt giấy. Sau đó dựng hình vuông ra, khối cầu nằm vừa vặn trong hình vuông ấy. Tiếp tục dựng trục dọc, trục ngang chia hình vuông thành bốn phần bằng nhau.
Vẽ hình cong dựa vào các cạnh ngoài của những hình vuông nhỏ vừa tạo.
Sau khi đã dựng được hình tròn. Tiếp tục dựng mặt elip có tâm là giao điểm của trục dọc và trục ngang.
Xác định bề mặt bàn để vật, đường cạnh của bàn chia không gian làm hai phần là không gian đứng và không gian nằm.
Bước 2
Bạn sử dụng bút chì nhạt để lên sáng tối cho khối cầu. Ưu tiên theo sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần. Bắt đầu theo thứ tự từ nền, bóng đổ của vật, đỉnh khối, diện tối, diện mờ, diện sáng.
Đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối mạnh và khỏe hơn. Chú ý chì luôn được chuốt nhọn vừa đủ.
Có thể vẽ nền trước khi vẽ khối hoặc vẽ khối rồi sau đó vẽ nền cũng được. Đánh nét đậm từ trong góc đánh ra.
Bước 3
Tăng đậm các diện sáng tối theo quy luật gần rõ, xa mờ để điều chỉnh các diện sao cho phù hợp.
Bước 4
Hoàn thiện khối, độ đậm của nền và bóng đổ phải rõ ràng, tách khỏi ra hẳn mặt tối càng tốt. Thường xuyên đánh bóng theo chiều của khối. Đảm bảo vẫn giữ được độ cong của vật thể.
Để đảm bảo sắc độ được điều chỉnh phù hợp, nên tập thói quen để bài ra xa và cạnh vật mẫu để có thể dễ dàng so sánh và chỉnh sửa kịp thời.
Mặt nền nằm sắc độ không nên để quá sáng mà để hơi trầm xuống, nhằm mục đích tách mặt nền ra khỏi mặt sáng của mẫu.
LIÊN HỆ VỚI ART LAND ĐỂ HIỂU SÂU VỀ NGÀNH :
Cách vẽ khối lập phương trong hình họa cơ bản
Khi làm quen với hình họa cơ bản không thể không nhắc tới khối lập phương, đây là một trong các khối căn bản của hình họa trong suốt quá trình rèn luyện kỹ năng cơ bản.
Ở trong không gian hai chiều, khối lập phương còn được hiểu là hình vuông. Chúng tôi giới thiệu đến bạn khối lập phương cho bạn mới học kỹ năng căn bản. Bởi vì chúng đáp ứng được các tiêu chí sau:
Là khối góc cạnh, dễ nhìn ra được các mảng của chiều cao, chiều ngang. Dễ nhìn thấy giới hạn chiều dài của các cạnh.
Có thể nhìn rõ chiều sâu của các mặt phía trước và phía sau.
Có thể dễ dàng nhận ra các mặt sáng, mặt mờ, mặt tối, mặt đổ bóng, mặt phản quang.
Khối không có các chi tiết phức tạp cũng như không quá khó để dựng hình,
Đây là khối tiền đề của rất nhiều khối căn bản và phức tạp sau này. Khi đã tìm hiểu kỹ về khối lập phương, bạn có thể hình dung ra bất kỳ vật thể nào trong không gian này.
Các bước dựng hình và lên sáng tối cho khối lập phương
Bước 1
Cân đối bố cục giấy vẽ, xác định chiều cao tổng, chiều ngang tổng. Sau đó xác định các điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng, chiều cao tổng của khối trên giấy. Kiểm tra nếu ổn rồi thì bắt đầu phác nét ra.
Quan sát diện bên trái và bên phải xem diện nào nhỏ hơn thì ưu tiên lấy làm chuẩn. So sánh chúng với nhau để tiếp tục phác thảo cạnh giữa.
Khi đã phác thảo được cạnh trái, cạnh phải, cạnh giữa, điểm cao nhất, điểm thấp nhất của khối lập phương. Bạn dễ dàng tìm được tỉ lệ chiều sâu của diện đỉnh.
Khi đã có những tỉ lệ cần thiết, ta vẽ cấu trúc khối lập phương ra một cách rõ ràng để xác định mặt đáy. Từ đó có thể xác định được bóng đổ của khối.
Vẽ đường cạnh bàn để phân chia ra mặt phẳng nền đứng và mặt phẳng nền nằm.
Bước 2
Sử dụng chì để tiến hành lên đậm cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm đến nhạt dần. Có thể vẽ nền trước hoặc vẽ khối xong rồi vẽ nền cũng được.
Sau đó, bạn tiếp tục tăng đậm các diện sáng tối.
Bước 3
Hoàn thiện khối. Lưu ý độ đậm của nền và bóng đổ phải rõ ràng và tách khỏi ra mặt tối càng tốt nhé.
Trên đây là các cách vẽ hình khối căn bản trong quá trình học vẽ hình họa cơ bản, sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều về sau này với bộ môn hình họa.
Hi vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc!
VIDEO CLIP VẼ KHỐI LẬP PHƯƠNG – ART LAND
Bài Viết Liên Quan:
PINTEREST: 86 HÌNH VẼ KHỐI CƠ BẢN – LUYỆN THI KIẾN TRÚC MỸ THUẬT – KHỐI V,H
Tag: vẽ khối cơ bản, vẽ tổ hợp khối, clip vẽ khối cơ bản, học vẽ cơ bản online, vẽ khối lập phương