Bạn có bao giờ nghe qua cụm từ “Vòng tròn thuần sắc” hay “Bánh xe màu” chưa? Đối với những bạn học trang trí màu và trong quá trình tìm hiểu kiến thức về màu thì đây là một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất.
Như vậy, để chúng ta có thể phối màu phù hợp và chính xác cho bài vẽ của mình, các bạn hãy cùng Art Land tìm hiểu bài viết này để nắm rõ một số quy tắc khi hòa sắc màu nhé.
Đa số chúng ta hiểu một cách cơ bản về Vòng tròn thuần sắc là bao gồm các màu bậc 1 cho đến các màu bậc 2 rồi bậc 3 và cách pha các màu nhất định với nhau để tạo ra được màu nào đó. Tuy nhiên, để hiểu rõ về nó thì cần tìm hiểu nhiều điều hơn thế, không đơn thuần là cách pha màu đỏ, vàng, xanh dương, cam, tím và xanh lục.
Và việc biết các cách phối màu với nhau sẽ giúp chúng ta nâng cao kiến thức về hòa sắc cũng như về màu sắc nói chung.
1. Bảng hòa sắc
Chúng ta có thể phối màu bằng các chọn ra những màu sắc ngẫu nhiên theo sở thích cá nhân nhưng không phải lúc nào cách phối màu đó cũng tạo được sự hài hòa, dễ chịu. Để phối ra một tông màu hài hòa, ta có thể kết hợp hai hoặc nhiều màu trên Vòng tròn thuần sắc, các màu này có mối quan hệ với nhau dựa trên vị trí và khoảng cách của chúng với nhau.
Trước khi tìm hiểu về các cách phối màu, hãy nắm bắt một số thuật ngữ phổ biến về màu sắc sau:
- Tint: Một màu gốc pha với trắng để tăng độ sáng.
- Hue: Các màu gốc, không pha trộn, pha lẫn với bất kì màu gì.
- Tone: Một màu gốc pha với xám để tăng độ sáng hoặc tối.
- Shade: Một màu gốc pha với đen để tăng độ tối.
**Ghi chú:
Khi làm việc với các Bảng hòa sắc, bạn nên sử dụng phạm vi mở rộng của mỗi màu, bao gồm tint, tone và shade của màu đó. Nó sẽ giúp chúng ta phân biệt được rõ các màu sáng, tối và trung gian. Đồng thời việc sử dụng nhiều sắc thái khác của màu sẽ giúp giảm tiết việc dùng nhiều các màu gốc có độ bão hòa mạnh mà chỉ dùng lúc cần tạo điểm nhấn.
Nếu bạn muốn sử dụng các màu sắc mà bạn chọn nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu thì việc làm một số bản phác thảo màu nhanh sẽ rất có ích đó. Nếu bạn cần có cảm hứng về màu sắc, hãy đến cửa hàng và chọn một số bảng mã màu hoặc mẫu màu theo tông mà bạn thích. Việc nhìn màu sắc được đặt cạnh với nhau sẽ có ích cho việc phối màu của bạn và bạn có thể dễ dàng sửa đổi bảng màu bằng cách thêm và bớt màu phù hợp với sở thích của bạn. Dần dần, bạn sẽ có một số bảng màu có thể dùng được nhiều bài thi trang trí khác nhau.
2. Cách phối hợp màu tạo hòa sắc
Dưới đây là một số cách phối màu được sử dụng phổ biến nhất với các ví dụ là các bức tranh được được sử dụng cách phối màu đó.
a. Hòa sắc tương đồng
Là việc sử dụng ba hoặc nhiều màu sắc nằm liền kề nhau trên Vòng tròn thuần sắc.
b. Hòa sắc đơn sắc
Là việc sử dụng các sắc thái khác nhau về tint, tone, shade của một màu gốc.
c. Hòa sắc bổ túc bộ ba
Là việc sử dụng ba màu được đặt cách đều nhau trong Vòng tròn thuần sắc. 3 màu được sử dụng tạo thành 3 đỉnh của một tam giác đều trên Vòng trong thuần sắc.
d. Hòa sắc bổ sung
Là việc sử dụng 2 màu nằm đối diện nhau trên Vòng tròn thuần sắc.
e. Hòa sắc theo kiểu hình vuông
Là việc sử dụng bốn màu sắc cách đều nhau trong Vòng tròn thuần sắc. 4 màu được sử dụng tạo thành 4 đỉnh của 1 hình vuông trên Vòng tròn thuần sắc.
f. Hòa sắc bổ túc bộ bốn
Là việc sử dụng bốn màu sắc được được tạo từ 2 cặp màu đối nhau trên Vòng tròn thuần sắc.
g. Hòa sắc bổ túc xen kẽ
Là việc sử dụng một màu gốc kết hợp với hai màu ở hai bên của màu đối với màu màu gốc đó trên Vòng tròn thuần sắc.
3. Cách phát triển kiến thức hòa sắc
Hãy cùng khám phá cách tạo một bảng màu.
a. Sử dụng ảnh tham khảo
Sử dụng hình ảnh tham khảo để làm cơ sở tạo nên tổng thể bố cục của bạn thêm sinh động hơn. Một trong những điều quan trọng nhất của bức tranh đẹp là thiết kế một bố cục tốt. Không phải lúc nào tự nhiên cũng đem đến một bố cục đẹp sẵn và nếu bạn bỏ qua bước này thì nó chỉ đơn giản là bạn chỉ sao chép y nguyên lại. Do đó, từ hình ảnh tham khảo, bạn phải di chuyển, sắp xếp lại cảnh vật sao cho có thể tạo ra bố cục hài hòa nhất.
b. Tạo phác thảo đen trắng
Từ hình ảnh tham khảo, sử dụng các sắc độ đen trắng để tạo bố cục. Bạn có thể thay đổi, sửa đổi hình ảnh thực tế để tạo một bố cục có tổng thể rõ ràng, hài hòa nhất.
Khi bạn đã hài lòng với bản phác thảo này, hãy chọn một vài bảng hòa sắc màu để thử nghiệm.
***Xem ví dụ hòa sắc
Analogous: Hòa sắc màu tương đồng từ xanh lá đến xanh dương.
Complementary: Hòa sắc màu bổ sung giữa đỏ và xanh lá.
Triad: Hòa sắc màu bộ ba: Đỏ, vàng và xanh dương.
Analogous Complementary: Hòa sắc màu tương tự: Xanh dương, tím, vàng và cam.
Khi hòa sắc màu, cho dù dựa trên sở thích cá nhân hay bất kỳ các phối màu cơ bản từ Vòng tròn thuần sắc, tốt nhất là chọn một màu chiếm ưu thế và sử dụng các màu còn lại như cấp phụ. Nói cách khác, màu sắc thú vị hơn khi chúng được sử dụng với số lượng không bằng nhau.
**Ví dụ: nếu bạn đang sử dụng cách phối màu bổ sung là màu đỏ và xanh lục; hãy dùng hai màu đó làm ưu thế, thay vì sử dụng với số lượng bằng nhau. Điều này mang lại cho bức tranh một xúc cảm và khí sắc tổng thể. Một bức tranh có màu đỏ 50% và 50% màu xanh lục sẽ không truyền tải được một kí sắc tổng thể hiệu quả như một bức tranh mà có một màu chiếm ưu thế.
Như vậy là ta đã xong phần tìm hiểu về Bánh xe màu hòa sắc rồi, các bạn hãy thử tập pha các màu lại với nhau để tìm cho mình một tổ hợp màu mà các bạn yêu thích nhé. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: artistsnetwork
Bài Viết Liên Quan:
PINTEREST: 91 BÀI VẼ PHỐI CẢNH VÀ CẤU TRÚC
Tag: cách phối màu cơ bản, hòa sắc nhã, hòa sắc rực, hòa sắc lạnh, hòa sắc trầm, hòa sắc tương phản, hòa sắc tương đồng lạnh, hòa sắc trung tính, bài tập hòa sắc, sách dạy vẽ trang trí màu.