Tranh ký họa vốn không còn xa lạ gì với rất nhiều người, đặc biệt là những người yêu thích mỹ thuật, hội họa. Vì đam mê mà nhiều người theo đuổi bộ môn vẽ tranh ký họa. Hiện nay có rất nhiều loại tranh ký họa khác nhau như ký họa phong cảnh, ký họa người, ký họa tĩnh vật. Mang sắc thái và những nét sáng tạo độc đáo. Hãy cùng Art Land tìm hiểu vẽ tranh ký họa trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu tranh ký họa
Tranh ký họa là một trong những môn nghệ thuật độc đáo hiện nay. Ký họa được hiểu là vẽ, phác họa nhanh sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Do vậy, ký họa không chỉ rèn luyện khả năng quan sát nhạy bén, năng lực tạo hình, mà còn giúp chúng ta cảm nhận sâu hơn về cuộc sống. Đây là một hình thức nghệ thuật đặc thù, mà không hình thức nào có thể thay thế được. Tuy không giống nhau, nhưng ký họa và các môn vẽ khác luôn có sự tương trợ và phát triển cùng nhau.
Tại sao phải ký họa?
Có rất nhiều lí do khiến cho họa sỹ chuyên nghiệp hay người học vẽ cần phải ký họa. Ký họa là môn vẽ không thể thiếu được với mỗi người vẽ, trước mỗi đối tượng cảm xúc của người vẽ không ai giống nhau cả. Cùng một bức tranh nhưng mỗi người vẽ lại thấy được những điểm khác nhau.
Mặt khác, ký họa là một phương pháp giúp bạn luyện tập khả năng chuyển hóa hình ảnh khách quan từ tự nhiên thành dấu ấn chứng tích nghệ thuật, dựa trên cơ sở ấy để chuyển thành bố cục, tranh trang trí,…
Dụng cụ cần thiết
Dung cụ vẽ tương đối đơn giản, bao gồm:
Bút: bất kỳ loại bút nào cũng có khi dùng đến, chỉ là dùng nhiều hay dùng ít. Lưu ý với người mới bắt đầu là nên chọn bút máy khi vẽ, đến khi nào nắm vững được các kỹ thuật vẽ tranh ký họa rồi mới nên dùng loại bút quen thuộc hoặc tùy theo nội dung văn bản để lựa chọn.
Có thể dùng bút chì, bút than, bút máy, bút bi, bút lông, bút chì màu,…
Giấy: loại giấy và màu giấy thường cho ra những hiệu quả khác nhau. Vì vậy khi chọn giấy cần chú ý chọn loại bút tương ứng, phù hợp với loại giấy đã chọn. Sử dụng giấy in thường, giấy màu, vở vẽ ký họa,…
Kỹ thuật và phương pháp vẽ tranh ký họa
Quan sát và phân tích
Ký họa chính là khả năng quan sát, phân tích và tư duy. Chú ý quan sát tổng thể khi ký họa, đây là quy luật cơ bản của nghệ thuật.
Lấy cảnh và cấu trúc bản vẽ
Trong ký họa, dù là bất cứ đối tượng nào thì việc đầu tiên vẫn là lấy cảnh và cấu trúc bản vẽ. Lấy cảnh thông qua trực quan cảm thụ, chọn vị trí thích hợp để lấy cảnh cho tốt.
Cấu trúc bản vẽ là một quá trình tư duy, từ những cảnh vật phức tạp trong tự nhiên tìm ra một trật tự, tiết tấu cho bài vẽ của mình. Ký họa phải có sự chọn lọc, có chỗ nhấn mạnh, có chỗ lại nên giảm nhẹ. Nắm vững những quy luật cơ bản của cấu trúc là điều cần thiết.
Các bước vẽ tranh ký họa
Bước đầu tiên của một bức tranh, ký họa là bước quan trọng để người vẽ có thể phác thảo ra những ý tưởng của mình trên giấy và có sự bao quát cho ý tưởng đó.
Vẽ tranh ký họa đòi hỏi người vẽ phải có tầm nhìn bao quát, có chiều sâu khi thể hiện hình ảnh. Biết nắm bắt nhanh các chi tiết thú vị, đặc biệt của đối tượng.
Dưới đây là các bước cơ bản:
Bước 1
Xây dựng bố cục trên giấy dựa trên tỉ lệ hiện thực của các đối tượng. Xác định đối tượng chính, điểm nhấn. Bắt đầu phác thảo hình bằng bút chì. Nét vẽ ở bước đầu càng chuẩn thì ở các bước sau vẽ dễ dàng hơn nhiều.
Bước 2
Xác định mảng đậm, nhạt cần thiết để lên từng lớp màu cho bức ký họa. Chú ý là tùy vào chất liệu ký họa, người vẽ nên tuân theo những quy tắc, kỹ thuật nhất định khi ký họa.
Bước 3
Xác định được gam màu chính, màu chủ đạo của bức ký họa, để bạn biết mà điều chỉnh màu sao cho phù hợp với tổng thể của bức vẽ. Chú ý sự hài hòa màu sắc xuyên suốt từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng.
Bước 4
Hoàn thiện các nét vẽ một cách cẩn thận và tỉ mỉ. Bạn có thể sử dụng bút màu, chì màu,… tùy ý theo cách mà bạn muốn thể hiện đối tượng. Cuối cùng, bạn đã có một bức vẽ ký họa hoàn chỉnh của chính mình.
Có nhiều cách để vẽ ký họa, tùy thuộc vào ý tưởng và chất liệu vẽ mà bạn lựa chọn là gì, nhưng nhìn chung kỹ năng để vẽ tranh ký họa đòi hỏi người vẽ phải nhanh tay, nhanh mắt ký họa những khoảnh khắc đặc biệt, càng hiếm có càng tốt.
Tranh ký họa được thể hiện bằng nét bút mềm mại, nhiều tác phẩm không sử dụng màu nhưng vẫn thể hiện được nét đẹp của đối tượng đến người xem qua bức ký họa.
Nếu bạn muốn trở thành một họa sỹ hay muốn học vẽ tranh thì bạn nên tập ký họa thật thành thạo. Hoặc đăng ký các lớp học vẽ ký họa tại trung tâm mỹ thuật Art Land để nâng cao kỹ năng hội họa của mình nhé.
Bài Viết Liên Quan:
PINTEREST: 86 BÀI VẼ PHONG CẢNH BÚT SẮT – HỌC VẼ TRANH PHONG CẢNH