Tìm kiếm
TỔNG QUAN VỀ HỘI HỌA

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các thiết kế tác động đến cách ta nhìn nhận về tác phẩm nghệ thuật cũng như là tầm ảnh hưởng của hội họa.

Khi ta nhìn vào một bức tranh, não ta phản ứng một cách vô thức về nó, dần dần ta tự mường tượng nên một cảm giác hoặc nội dung mà tác phẩm đó muốn truyền tải. Một bức ảnh sẽ khiến chúng ta cảm thấy vui thú hoặc buồn bã sẽ dựa trên cảnh quan và chủ đề của nó.

Hội họa và tổng quan

 

Kandinsky Wassily

Chúng ta thử điểm qua tranh hội họa của Kandinsky xem nhé.
Qua tranh của ông, người xem có thể cảm nhận nhiều cảm xúc từ tính trừu tượng, điều đó tương đồng tựa âm nhạc vậy. Chúng ta sẽ thử phân tích tác phẩm “Nhạc phẩm VIII” của Wassily Kandinsky. Nhìn vào bức tranh dưới đây, bạn cảm nhận và nghĩ đến thể loại âm nhạc nào?

 

Nhạc phẩm VIII-Kandinsky Wassily-1923

Một cuộc khảo sát cho thấy: đa phần nhiều học sinh cho rằng đây là nhạc jazz, câu trả lời gần nhất với nó chính là nhạc giao hưởng, thính phòng và nhạc pop. Điều này cho ta thấy người xem dùng sự diễn giải hoàn toàn có cơ sở dựa trên những gì họ thấy. Mặt dù ta có hằng hà sa số các câu trả lời khác nhau nhưng không ai bảo rằng nó tương đồng với nhạc rock cả. Những phản hồi tương tự như vậy diễn ra vì con người đều có sự tương đồng qua những trải nghiệm về âm nhạc. Điều đó dẫn dắt bộ não của chúng ta theo hướng nhất định và các nghệ sĩ đã khai thác vào hệ thống tư duy này để lên kế hoạch và thiết kế những phản hồi về cảm xúc trong tác phẩm của họ.

Các họa sĩ làm được vậy là vì họ đã nắm bắt và sử dụng các yếu tố, nguyên lý trong các tác phẩm nghệ thuật. Các yếu tố tạo hình là thứ mà chúng ta vận dụng để sáng tạo bao gồm không gian, điểm, đường nét, hình dáng, họa tiết và kết cấu, sắc độ và màu sắc. Và chúng ta vận dụng chúng dựa trên các nguyên tắc: nhấn mạnh, cân bằng, tương phản, lặp lại và biến thể, tỉ lệ, chuyển động, nhịp điệu. Khi kết hợp các yếu tố cùng các nguyên tắc, ta có được nội dung hoặc cảm xúc cho thành quả tạo hình cuối cùng.

Kandinsky đã lặp lại nhiều kích thước hình tròn khác nhau, sử dụng các đường xiên và các màu cơ bản. Sự kết hợp này đem đến cho người xem cảm giác ấn tượng về vần điệu của âm nhạc như dòng nhạc jazz chẳng hạn.

Hướng hình và cách sắp xếp các thành tố của Kandinsky Wassily để tạo thành một chỉnh thể thống nhất


Benjamin West

Nếu có một đề tài mà ta cảm thấy quen thuộc và dễ nhận ra thì chính bản thân ta đã bị ảnh hưởng bởi nội dung của tác phẩm.

Ở bức tranh “Trận chiến ở La Hogue” của Benjamin West, tranh sơn dầu trên canvas được sáng tác vào năm 1778,  các cột khói lửa bốc lên từ những khu vực nơi con người bị chết đuối, các binh sĩ gào thét và chiến đấu đều có ý nghĩa rất lớn trong việc gợi lên cảm giác của người xem về tác phẩm. Cách mà Benjamin đưa các yếu tố và nguyên tắc đã gây nên sự ảnh hưởng rất lớn đến cảm xúc của ta với bức tranh này. Lấy ví dụ những đường xiên làm bức tranh có xu hướng toát lên sự phấn khích và đầy năng lượng trong chuyển động. Vậy nên, Benjamin muốn bắt trọn những khoảnh khắc điên cuồng của trận chiến bằng việc sử dụng các yếu tố trong nghệ thuật để khắc họa các cột khói ở phía tây, hình tượng chiến đấu kết hợp với các đường xiên dốc để truyền tải cảm xúc hỗn loạn của trận chiến. Ông còn sử dụng các tông màu trầm cùng tính tương phản mạnh để phóng đại cảm xúc.

Đây là mối liên kết phức tạp giữa các yếu tố và nguyên lý thiết kế nghệ thuật. Một số họa sĩ sử dụng điều này bằng trực giác và sự nhạy cảm trong những tác phẩm của họ. Nhưng một số khác thì chọn cách đi qua nhiều quá trình khác nhau để sắp xếp những tầng cảm xúc hoặc tính thẩm mỹ của bức tranh một cách có chủ ý. Quá trình thiết kế này được bắt đầu bằng việc động não và viết ra những ý tưởng của mình. Động não – Brainstorming, một phương pháp khá hay được dùng để phát triển những lời giải đáp đầy sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu rõ các ý tưởng được tập trung ở chủ đề. Từ đó, ta rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về chủ đề trước hết được nêu ra rất thoải mái và ngẫu nhiên theo hướng “càng nhiều càng tốt”. Các ý kiến có thể rất sâu rộng cũng như không có giới hạn bởi nó mang nhiều khía cạnh nhỏ nhất của chủ đề mà ta nghĩ tới. Khi động não thì vấn đề được đào bới từ nhiều khía cạnh và nhiều cách (nhìn) khác nhau. Sau cùng, các ý kiến sẽ được phân nhóm và đánh giá. Viết các ý tưởng ra giấy càng nhiều chi tiết càng tốt, sau đó sẽ ước lượng và đánh giá ý tưởng rõ ràng hơn. Từ đó làm bạn sẽ dễ dàng định hướng rõ hơn về những gì mình sắp vẽ.


Vincent Van Gogh

Van Gogh đã viết hàng trăm lá thư cho Theo – em trai của mình, kể về cuộc sống và những cảm hứng của ông qua những ý tưởng vẽ tranh hằng ngày được đính kèm cùng các bản phác thảo tay nhỏ như một phần trong quá trình lên ý tưởng. Những hình ảnh nhỏ này ngày nay được gọi là thumbnail và có vai trò như hình ảnh đại diện thô cho tác phẩm của Van Gogh vậy. Các bản phác thảo tay sau này là những yếu tố góp phần tạo nên một trong những kiệt tác đầu tiên của Van Gogh – “Những người ăn khoai”

Và chúng ta có thể so sánh bản phác thảo và bản hoàn thiện của bức tranh sau đây:


William Tylee Ranney

Tiếp đến ta sẽ nhìn qua bản hoàn chỉnh và bản phác thảo của tác phẩm ”The Freshet” từ William Tylee Ranney. Bản phác thảo thu nhỏ có thể trông nguệch ngoạc hoặc ko được liên kết tùy theo cách vẽ của mỗi người.


Cách Benjamin West phác thảo và lên ý tưởng

Hãy cùng nhìn xem các bản phác thảo của Benjamin West nào!
Các ý tưởng được phác thảo nhanh để chuyển qua những ý tưởng tiếp theo và chúng được cô đọng trong những chủ đề mà ông ấy muốn trình bày.

Nghiên cứu về lĩnh vực của bản thân là một thuật ngữ rộng bao gồm những ý tưởng khác nhau trong quá trình thiết kế. Các trang nghiên cứu hội họa có thể có thumbnail ở kích thước lớn hơn, người họa sĩ sẽ vẽ chậm và chi tiết hơn để đưa sự sắp đặt, nhiều mảng màu khác nhau hết sức có thể.  Ví dụ được cho dưới đây là bản phác thảo của tác phẩm “ Trận chiến ở La Hogue”.

Khi chúng ta so sánh bản phác thảo ban đầu với tác phẩm hoàn thiện, ta nhận ra một số tỷ lệ của chủ thể bị thay đổi và vài yếu tố thiết kế cũng vậy :


Phác thảo của Théodore Géricault

Tranh nghiên cứu còn có thể dùng trong việc thử nghiệm với nhiều yếu tố khác nhau trong hội họa, như cách mà Théodore Géricault đã tạo ra “Chiếc bè của chiến thuyền Méduse” (Le Radeau de la Méduse) – một bức tranh sơn dầu được thực hiện từ 1818–1819. Sau đây là bản phác thảo và bản hoàn thiện của tác phẩm ấy.



Bức tranh mô tả hậu bi kịch vụ đắm tàu Frigate Méduse của hải quân Pháp sau khi bị mắc cạn vào ngày 2/7/1816 bên ven bờ biển thuộc Mauritanie ngày nay.

Đến ngày 5/7/1816, ít nhất 147 người bị trôi dạt trên một chiếc bè tạm bợ được đóng ngay sau khi con tàu mắc cạn, ngoại trừ 15 người, tất cả đều đã thiệt mạng vào 13 ngày trước trước khi họ được giải cứu. Những người sống sót phải chịu đói khát và điều đó khiến họ phải ăn thịt lẫn nhau.


Georges Seurat và bức tranh “Chiều Chủ nhật trên đảo Grande Jatte”

Quá trình vẽ nghiên cứu là quá trình mà người họa sĩ cần phải trải qua để soạn thảo và đúc kết được những hình ảnh có thể gợi lên những phản ứng mà họ muốn thấy ở người xem. Lấy ví dụ như tác phẩm” Chiều Chủ nhật trên đảo Grande Jatte “ (Un dimanche après-midi à l’Île de la Grande Jatte) (1884-1886) dưới đây

Khi Georges-Pierre Seurat lên ý tưởng cho bức tranh “Chiều Chủ nhật trên đảo Grande Jatte”, ông đã thực hiện hơn 60 bức vẽ và phác thảo để học hỏi về thiết kế và tính tương quan phức tạp của màu sắc, đường nét và hình dạng. Ông chủ yếu tập trung nghiên cứu phác thảo những hình dạng, tông màu và cấu trúc cho cây cũng như là những vật thể và hình tượng trong hội họa. Ông ấy còn vẽ hàng tá những bức vẽ nghiên cứu để thiết lập các mối quan hệ của màu sắc và tính tương quan về ánh sáng, đồng thời cũng là về cách thể hiện bầu không khí trong bức tranh theo hàm ý của ông. Và rồi sau này, ông cùng với Paul Signac là người phát triển nghệ thuật chấm màu, sử dụng những chấm màu gốc với nhau để tạo hiệu ứng tốt khi nhìn từ xa. Bức tranh “Chiều Chủ nhật trên đảo Grande Jatte” đã được thay đổi từ trường phái Tân ấn tượng sang Chủ nghĩa hiện đại, tác phẩm được xem là một trong những biểu tượng hội họa tiêu biểu vào thế kỷ 19.

Lời kết

Hiểu biết về quá trình thiết kế và lên ý tưởng phác thảo sẽ giúp ta sáng suốt hơn trong quá trình mà ta xây dựng một tác phẩm nghệ thuật. Ghi nhận những lời nhận xét và phê bình để sau này ta có thể nỗ lực đưa công sức của mình trong việc tạo ra đứa con tinh thần mà ta mong muốn nhất.

 

tags: tong quan ve hoi hoa, hoi hoa, lich su hoi hoa, the loai hoi hoa, lich su my thuat the gioi

Xem Nhanh

LỚP VẼ LUYỆN THI KHỐI H -V
Lớp luyện thi Đại học Kiến Trúc - Mỹ Thuật Khối H,V với chương trình được biên soạn và giảng dạy trực tiếp bởi đội ngũ giảng viên Đại học Kiến Trúc
Scroll to Top