Tìm kiếm
BÀI TẬP VẼ HÒA SẮC TRANG TRÍ MÀU (Phần 2)

Sau khi đã được học lý thuyết một cách kỹ càng, sau đây sẽ là một số bài tập vẽ hoà sắc trang trí màu. (Phần 2)

Bài tập vẽ hòa sắc trong trang trí màu.

Sau các bài tập về Vòng hòa sắc và Các tính chất về sắc độ; các bạn đã có một kiến thức cơ bản về màu sắc. Tiếp đến, các bài tập vẽ hòa sắc trang trí màu tiếp theo sẽ giúp các bạn có nhiều kinh nghiệm trong cách phối hợp màu sắc hơn. Học hoà sắc là học về các cách phối hợp màu sắc và bố cục màu sắc trong bài vẽ của mình. Để có được phổ màu đẹp; các bạn phải thường xuyên nghiên cứu và học tập từ tự nhiên; hoặc học tập từ các bài vẽ mẫu. Sau đây là các bài tập như vậy.

3 split complementary colors
3 split complementary colors

Bài tập về khám phá màu sắc.

Từ các bức tranh in hoặc tranh chụp có sẵn. Bạn sẽ lọc ra các màu nóng, lanh, trung gian có trong bức tranh. Cách học này giúp bạn rèn luyện kỹ năng pha màu và có một phổ màu đẹp. Dựa vào các màu bạn đã pha dược. Bản thân đã thu nạp được một lượng lớn màu phong phú. Có thể sử dụng trong qua trình làm bài sau này. Không gặp tình trạng bí màu.

Sau quá trình chép màu, tự bản thân sẽ lọc lại những màu bạn yêu thích. Từ đó, bạn sẽ tự xây dựng cho mình một phổ màu mang cá tính riêng.

4 warm colors dominance
4 warm colors dominance

Bài tập về Grayscale.

Bài tập vẽ hòa sắc_Gray scale pattern design
Bài tập vẽ hòa sắc_Gray scale pattern design

Ở bài tập về Sắc độ đen trắng. Học viên sẽ luyện tập để phân tích độ sáng tối của hình trang trí. Để bắt đầu chọn hòa sắc cho một bài trang trí. Phần về sắc độ sáng tối rất quan trọng. Nhiều bạn đến ngay vào phần tô màu cho tranh mà quên mất đến độ sáng tối. Với bài tập đen trắng. Các bạn chỉ chú ý đến độ đậm nhạt, như vậy sẽ luyện tập được kỹ năng lựa chọn sắc độ khi lên màu.

Khi luyện tập với trang trí màu; lời khuyên cho học viên là luôn bắt đầu trước với bài sắc độ đen trắng; sau đó mới lên màu.

Bài tập vẽ hòa sắc_Bài sắc độ đen trắng
Bài tập vẽ hòa sắc_Bài sắc độ đen trắng

Từ bài tập này, học sinh được học cách phân tích chính phụ, tương phản. Làm cách nào để nổi bật họa tiết chính.

Bài tập về sắc thái trong hòa sắc.

Màu sắc cũng thể hiện tình cảm cho bức tranh. Với các tổ hợp màu khác nhau, ta sẽ thể hiện được sắc thái khác nhau.

  • Sắc thái mạnh mẽ: Sử dụng nhiều màu bậc 1, tạo cảm giác nổi bật sống động.
  • Sắc thái tươi vui: sử dụng nhiều màu bậc 1, 2 sáng; tạo cảm giác sảng khoái nhưng không nổi bật bằng sắc thái mạnh mẽ.
  • Sắc thái nhẹ nhàng: Sử dụng màu bậc 1 2 có pha nhiều trắng; tạo cảm giác long lanh bay bổng.
  • Sắc thái trầm buồn: sử dụng nhiều màu bậc 3 và pha đen, trắng; tạo cảm giác u ám, tối tăm.

Qua kinh nghiệm trong việc chép các màu từ thực tế hoặc các bức tranh nổi tiếng; các bạn sẽ rút ra được những phổ màu tương tự như vậy. Tất cả các bài tập này góp phần làm dày cho kiến thức về màu sắc của học viên.

Tham khảo thêm các ví dụ về sắc thái hòa sắc như sau.

Hòa sắc thể hiện các mùa.

Color seasons
Color seasons

Màu sắc thể hiện cảm xúc.

Color and mood
Color and mood

Bài tập vẽ hòa sắc.

Như ta đã học có các dạng của hòa sắc trong vòng hòa sắc. Ta nhắc lại một số lý thuyết công thức phối hợp màu sắc như sau.

Color wheel
Color wheel

Các dạng phối hợp màu sắc xem thêm trong Hòa sắc trong trang trí màu

Sau đây là một số ví dụ của các phối hợp màu sắc.

Color harmony exercises
Color harmony exercises

Bài tập này cũng quan trọng không kém trong việc nâng cao khả năng phân tích tổng thể của bài vẽ. Định hướng phổ màu sử dụng trong bài vẽ sẽ giúp cho bài trang trí mạnh lạc rõ ràng, không bị rối.

Bài tập bố cục hòa sắc.

Bố cục màu Lạnh.

Bố cục màu lạnh hay còn gọi là bố cục hòa sắc lạnh. Gây ra cảm giác lạnh cho con người là những màu mang sắc xanh (xanh lá mạ, xanh lá cây, xanh đậm, xanh lam, xanh chàm tím…). Giữa các màu lạnh với nhau cũng có độ nóng lạnh khác nhau. Trong bài bố cục nếu màu lạnh chiếm khoảng 70%, màu nóng 30% thì được gọi là hoà sắc lạnh. Tuy nhiên nếu dùng quá nhiều màu lạnh cũng làm cho bức tranh cảm giác khó chịu. Vì thế có nhiều biến thể của Bố cục màu lạnh.

tuong-dong-lanh
Bài của Phạm Thanh Ý Vy (Khoa SPMT sáng tác năm 2016)
tuong-phan-lanh
Bài vẽ của bạn Trần Hữu Nhi khoa SPMT (2016)

Bố cục màu nóng.

Bố cục màu nóng là màu gây ra cảm giác nóng cho con người là những màu mang sắc đỏ (vàng, vàng cam, da cam, đỏ cam, đỏ…). Trong những màu nóng cũng có màu nóng hơn hay lạnh hơn (màu nào càng nhiều sắc đỏ thì càng nóng hơn). Trong bài bố cục nếu mầu nóng chiếm khoảng 70%, mầu lạnh 30% thì được gọi là hoà sắc nóng. Nhưng nếu dùng nhiều màu nóng sẽ khiến bài cảm giác bị cháy. Vì vậy cũng có những biến thể trong bài bố cục nóng.

tuong-dong-nong2
Bài của Bùi Minh Nhật (Khoa SPMT) năm 2016
tuong-phan-nong
Bài của Nguyễn Hải Nam (Khoa SPMT) năm 2016

Để xác định được là bài vẽ có đặc tính như thế nào; ta cần luyện tập lâu dài. Các dạng tên bố cục nóng lạnh cũng có khả được xác định rõ trong đề thi.

 

Bài Viết Liên Quan:

Tag: hòa sắc nhã, hòa sắc rực, hòa sắc lạnh, hòa sắc trầm, hòa sắc tương phản, hòa sắc tương đồng lạnh, hòa sắc trung tính, bài tập hòa sắc, sách dạy vẽ trang trí màu, các bước vẽ trang trí màu, học vẽ trang trí màu online, vẽ trang trí màu hình họa mỹ thuật, đề thi vẽ trang trí màu khối h, cách vẽ trang trí màu khối h, vẽ trang trí màu là gì, các bài trang trí màu, bố cục trang trí màu, bài vẽ hòa sắc, bài tập hòa sắc

Xem Nhanh

Scroll to Top