Miệng anime là một chi tiết được cách điệu mạnh trên gương mặt của các nhân vật, hầu như chi tiết này đều được đưa về khối, hoặc đôi khi chỉ là một đường thẳng. Chính vì điều này mà cách vẽ miệng anime cũng trở nên dễ dàng hơn so với những bộ phận khác.
Tạo hình miệng của các nhân vật anime hiện nay thường được vẽ theo kiểu cách điệu rõ khối hoặc kiểu cách điệu tượng trưng. Đây là hai phương pháp vẽ miệng anime phổ biến và đơn giản nhất.
I. VẼ MIỆNG CÁCH ĐIỆU RÕ KHỐI
Kiểu này xuất hiện nhiều trong các bộ anime nổi tiếng như Death Note, Naruto, Bleach,…Miệng của cách nhân vật này được quy về khối, nét vẽ khá thô, bạn có thể nhìn thấy răng, lưỡi, lợi,… khi nhân vật trong trạng thái há miệng. Để vẽ được kiểu này cần nắm rõ cấu trúc vòm miệng.
Khi vẽ kiểu này chúng ta xác định vị trí của vòm miệng nằm vị trí 1/3 từ chân mũi đến cằm và rộng hơn cánh mũi của nhân vật. Sau đó vẽ đường môi dưới, không cần vẽ chi tiết chỉ cần vẽ một đường cong nhẹ cũng đủ cho phần tạo hình rồi. Phong cách này không chú trọng đến môi trên nên đường môi trên và nhân trung không cần miêu tả.
II. VẼ MIỆNG CÁCH ĐIỆU TƯỢNG TRƯNG
Đây là phương pháp đơn giản nhất trong vẽ miệng anime, nó bỏ qua toàn bộ cấu tạo của khối, không cần vẽ môi trên lẫn môi dưới. Những gì chúng ta vẽ đó là một đường thẳng, một hình vòng cung khi cười mỉm, một nửa hình elip khi cười lớn,…Bạn có thể thấy cách tạo hình này trong các bộ phim Inuyasha, Conan,…
III. VẼ MIỆNG THEO BIỂU CẢM CỦA NHÂN VẬT ANIME
Vị trí hay sự biến đổi của miệng điều miêu tả trạng thái tâm lý của nhân vật. Dù là bất kì phong cách nào thì việc miêu tả chuyển động của miệng trong cùng một trạng thái của nhân vật là như nhau. Bạn chỉ thêm hoặc bớt các chi tiết tùy theo phong cách vẽ miệng mà bạn chọn.
1. Vẽ miệng khi vui
Khi vui khóe miệng của nhân vật hướng lên, tùy theo mức độ vui mà độ cong của vòm miệng cũng như mức độ hướng lên của khóe miệng sẽ khác.
2. Vẽ miệng khi buồn
Trong trạng thái này miệng được vẽ theo kiểu miệng khép lại, khóe miệng nằm ngang hoặc khóe miệng hướng nhẹ xuống ảnh hưởng đến độ cong của vòm miệng nhân vật.
3. Vẽ miệng khi tức giận
Miệng há lớn kết hợp với cau mày và biến đổi của mắt để thể hiện mức độ tức giận.
IV. LƯU Ý KHI VẼ MIỆNG
Khi bạn chọn phong cách rõ hình khối thì cần nắm rõ cấu trúc khối của miệng. Khi vẽ góc 1/2 cần lưu ý thể hiện độ sâu của vòm miệng và độ dày của môi.
Nếu muốn thể hiện cảm xúc của nhân vật anime thành công, miệng là bộ phận được cường điệu rõ nhất. Tuy nhiên, cần cân đối tỉ lệ của miệng với các bộ phận khác của ngũ quan để hình vẽ hoàn mĩ hơn
Dưới đây là clips hướng dẫn vẽ miệng anime cụ thể, bạn hãy xem để nắm rõ cách vẽ miệng anime hơn. Chúc bạn thành công với cách hướng dẫn này.
Nguồn: mikey.mega.mega
Bài viết liên quan:
Tag: ve tranh anime,tranh ve anime,huong dan ve anime,ve tay anime,ve anime co trang