Màu sắc là một trong những yếu tố tạo hình cơ bản đóng một vai trò rất lớn trong việc thể hiện hình ảnh trở nên sống động và cảm xúc nhất. Để có thể làm được điều đó, hãy cùng Art Land tìm hiểu một số kiến thức cơ bản nhất về màu sắc nhé.
Art Land xin giới thiệu với các bạn cuốn sách Màu sắc và phương pháp vẽ màu của Nguyễn Duy Lẫm và Đặng Thị Bích Ngân.
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC
1. Màu hữu sắc và màu vô sắc
Các màu trong vòng màu cơ bản và các màu phát triển từ nó là màu hữu sắc. Màu đen, màu trắng, màu xám là màu vô sắc.
2. Màu nóng và màu lạnh
Theo thói quen và tâm lý, người ta chia màu sắc thành 2 nhóm: màu nóng và màu lạnh.
- Các màu có sắc đỏ, cam, vàng là màu nóng vì chúng tạo cảm giác rực rỡ, nóng nực, chói sáng;
- Các màu có sắc lục, lam, chàm, tím là màu lạnh vì chúng đem lại cảm giác dịu mát, lạnh lẽo.
3. Màu bổ túc
Trong vòng màu cơ bản, các màu bổ túc nằm ở vị trí đối nhau 180 độ. Ở vòng 6 màu, các cặp màu bổ túc là đỏ/lục; cam/lam; vàng/tím.
4. Sắc độ
Sắc độ là thuật ngữ dùng để chỉ độ đậm nhạt hay sáng tối của từng loại màu. Một màu đều bao hàm nhiều sắc độ khác nhau. Nếu pha thêm trắng hoặc đen sẽ có thay đổi về sắc độ.
5. Sắc điệu
Sắc điệu là thuật ngữ thể hiện sự biến thiên về sắc của màu hữu sắc. Sắc điệu và sắc độ có mối quan hệ tương biến. Vi dụ: Màu đỏ có nhiều sắc điệu khác nhau như: đỏ tươi, đỏ cam, đỏ tím…
Màu đen và trắng không có sắc điệu mà chỉ có sắc độ.
II. NHỮNG YẾU TỐ ĐẶC TRƯNG CỦA MÀU SẮC
1. Sắc loại
Sắc loại là đặc trưng tiêu biểu nhất của màu hữu sắc. Sắc của ba màu gốc là sắc nguyên, sắc của những màu còn lại là sắc trung tính.
2. Độ thuần
Độ thuần là lượng sắc tố sử dụng trong pha màu. Độ thuần cao nhất khi để nguyên không pha (Màu bậc 1). Khi pha từ hai màu trở lên, độ thuần của sắc giảm xuống, tạo ra các màu trung tính. Dựa vào độ thuần mà ta có thể xác định sắc điệu của màu.
3. Độ rực
Độ rực là cường độ kích thích màu đối với mắt nhìn. Màu trong tự nhiên thường có độ rực như nhau. Tuy nhiên, màu nhân tạo thì không như vậy. Nhiều khi độ thuần giảm đi như độ rực lại tăng lên. Phần lớn điều này đúng ở màu Bậc 2.
Hiện nay có sử dụng một số màu nhũ quang, có độ rực mạnh hơn các loại màu truyền thống.
4. Độ sáng
Độ sáng của màu được đánh giá bằng sự chênh lệch với màu trắng.
III. ĐẶC TÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP VẼ MÀU
1. Tính chất đối sánh màu
Khi đặt hai màu cạnh nhau, hoặc bao quanh nhau, đặc điểm của màu này sẽ làm tác động đến màu kia.
- Một màu được bao quanh bởi màu tối hơn sẽ có cảm giác sáng hơn và ngược lại.
- Một màu được đặt trên nền có màu hữu sắc sẽ có xu hướng chuyển biến về sắc điệu, tùy theo ảnh hưởng của nền.
- Một màu được đặt trên nền cùng sắc loại sẽ bị ảnh hưởng về độ rực tùy theo màu nền có độ rực mạnh hơn hay thấp hơn.
2. Tính viễn cận và độ nặng nhẹ của màu sắc
Màu sắc tự thân có thể gây cảm giác xa gần. Do đó, ta có thể lợi dụng điều này để tăng tính xa gần trong tranh.
Thực tế cho thấy:
- Các màu nóng như vàng, cam đỏ cho ta cảm giác gần mắt nhìn.
- Các màu lạnh cho cảm giác lùi xa, chạy về phía sau.
- Màu sáng đặt trên nền tối, màu rực đặt trên nền trầm sẽ cho hiệu ứng xa gần mong muốn.
Mỗi loại chất liệu màu cho ta được độ nặng nhẹ của màu sắc; đó chính là sự trong trẻo tinh khiết của màu (màu nước); hay có cảm giác nặng và đậm (màu bột, sơn dầu).
3. Khả năng diễn tả ánh sáng, chiều sâu không gian
Ta có thể sử dụng các sắc độ, sắc điệu của màu để miêu tả thế giới tự nhiên. Người vẽ có thể tái tạo hiệu ứng của ánh sáng bằng các sắc độ: sáng, tối, trung gian, phản quang.
4. Quan hệ giữa màu sắc và hình khối
Nếu xét một cách độc lập thì màu sắc không có mối quan hệ đồng thuộc với hình khối. Nhưng tính chất hình khối và tính chất màu sắc có một mối quan hệ tương hỗ.
- Chất nóng hoặc lạnh của màu làm gia tăng tính động hoặc tĩnh; làm nổi bật tính phát triển hoặc yên định của hình khối.
- Màu sắc làm gia tăng hay giảm nhẹ sự chú ý thị giác đối với hình khối. Được sử dụng trong việc thể hiện bố cục tạo hình tranh.
5. Những liên tưởng tâm lý về màu
Có một số đặc tính của màu sắc gắn liền với những liên tưởng của con người.
- Liên tưởng về nhiệt độ.
- Liên tưởng về kích thước.
- Liên tưởng về cảm xúc.
- Liên tưởng về âm thanh.
- Liên tưởng về mùi vị.
6. Hòa sắc
Hòa sắc là sự sắp xếp các tương quan của màu trong một không gian nhất định nhằm đạt được quan hệ hài hòa màu sắc. Mỗi con người có một sự thẩm định đối với tương quan màu sắc rất đa dạng. Mỗi nền văn hóa, mỗi dân dân tộc có quan điểm thẩm mỹ khác nhau.
Các dạng hòa sắc
-
-
- Hòa sắc tương phản: Tạo sự kích thích mạnh về thị giác.
-
-
-
- Hòa sắc tương đồng: Cho cảm giác thuần khiết, giản dị.
-
Hiệu quả của hòa sắc
-
-
- Hiệu quả rực: nhờ sử dụng các màu có độ rực cao, đối chọi về màu sắc; hòa sắc tương phản.
-
-
-
- Hiệu quả trầm: sử dụng nhiều màu trầm và có hòa sắc tương đồng.
-
-
-
- Hiệu quả nhã: thường đòi hỏi công phu trong việc phối màu, thường sử dụng các màu có độ trung tính về độ rực, độ sáng.
-
Hiệu quả hòa sắc (nguồn: internet)
Vậy là từ những kiến thức cơ bản trên, bạn đã nắm được một số khái niệm và cách sử dụng màu sắc sao cho hài hòa và phù hợp với mục đích thể hiện. Hãy cùng Art Land tìm hiểu thêm những điều thú vị khác khi làm việc với màu sắc ở những bài viết sau nhé.
Bài Viết Liên Quan:
- ĐỊNH NGHĨA BỐ CỤC MÀU LẠNH, BỐ CỤC MÀU NÓNG, VÒNG THUẦN SẮC VÀ KỸ THUẬT PHA MÀU
- PHƯƠNG PHÁP TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT CƠ BẢN
PINTEREST: 86 BÀI VẼ MÀU NƯỚC ĐẸP VỀ CHỦ ĐỀ ẨM THỰC
Tag: 7 màu sắc cơ bản, bảng màu sắc cơ bản, nguyên lý màu sắc, nguồn gốc của màu sắc, lý thuyết về màu sắc trong thiết kế, MÀU SẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP VẼ MÀU, vòng tròn màu sắc cơ bản, vòng thuần sắc cơ bản, hòa sắc tương phản, hòa sắc nhã, hòa sắc lạnh, hòa sắc nóng, hòa sắc rực, bố cục màu hòa sắc nóng, bài tập hòa sắc, hòa sắc tương đồng lạnh