Tìm kiếm
TÌM HIỂU VỀ TRANH CHÂN DUNG CHÌ

Tranh chân dung từ xưa đến nay có thể được vẽ từ nhiều chất liệu khác nhau: chì, sơn dầu,  màu nước, ký họa… Rất nhiều các tác phẩm chân dung cổ điển nổi tiếng trên thế giới như Mona Lisa, Woman with a Hat của Henri Matisse, Portrait of Adele Bloch-Bauer I của Gustav Klimt… Qua đó, ta sẽ nắm được các bước phát triển và các trường phái trong chân dung.


1. Tranh chân dung cổ điển

 


LEONARDO DA VINCI
(1452-1519)

‘Bust of a Warrior’ (1475), chì bạc.

Silverpoint/ chì bạc là tiền thân của bút chì hiện đại. Một kỹ thuật vẽ phổ biến vào cuối thời kỳ Gothic và Phục hưng. Silverpoint được dùng bằng một thanh bạc được mài sắc trên bề mặt sơn lót. Bản vẽ ban đầu có màu xám, nhưng sau đó nó từ từ oxi hóa trong vài tháng để tạo thành màu nâu ấm. Dùng chì và thiếc cũng được nhưng để tạo ra hiệu ứng tinh tế và tốt nhất thì là silverpoint.

Một trong những ví dụ điển hình nhất của kỹ thuật silverpoint là bức Leonardo Bust ‘Bust of a Warrior’. Kỹ năng vẽ điêu luyện của họa sĩ được thể hiện rõ nét qua cách ông truyền tải những thứ đặc trưng của người lính, thêm vào đó là những chi tiết công phu trên bộ giáp. Nhịp điệu kỹ thuật của ông cũng rất tuyệt khi có thể tự tin khắc họa được phần da thịt mềm mại thông qua kim loại cứng.

Leonardo về sau là họa sĩ tiêu biểu với các bức chân dung sơn dầu cổ điển trong thời kỳ Phục Hưng.


2. Tranh chân dung than chì

 


JEAN-AUGUSTE-DOMINIQUE INGRES
 (1780-1867)

‘Portrait of Guillaume Guillon Lethière’ (1815), chì than.

Graphite/ chì than đã vượt mặt Silverpoint, trở thành chất liệu vẽ phổ biến vào thế kỷ 16 vì nó có thể tạo ra các đường kẻ và tông màu tối hơn so với chất liệu kim loại. Với khuyết điểm là mềm và dễ gãy hơn nên các que than chì ban đầu được buộc bằng dây, sau đó được thay bằng vỏ gỗ. Về sau này, nó mới phát triển thành bút chì hiện đại.

Jean – Auguste – Dominique Ingres, họa sĩ Tân Cổ điển nổi tiếng người Pháp đã tạo được dấu ấn nổi bật thông qua chất lượng tranh của ông. Những bản phác họa chân dung bằng than chì, vốn là các tác phẩm nghệ thuật có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến trường phái của Degas, Picasso và Matisse trong những thập kỷ sau này.

Khi nghiên cứu về Ingres và bức chân dung Guillaume Guillon Lethière, một giám đốc Học viện Pháp tại Rome cho biết đây là phong cách vẽ điển hình của ông. Sự tự tin và tinh tế trong nét vẽ đã nắm được độ chính xác của cơ thể mà ông đã đạt được từ những kinh nghiệm với tài năng hiếm có của mình. Nhịp điệu tuyến tính và sự hài hòa trong bản vẽ đã tạo nên các sắc độ nổi bật trên khuôn mặt, nâng bản vẽ lên một tầm cao mới. Ingres nắm bắt cả sự tương đồng về thể chất và tâm lý của đối tượng để cho thấy được sự chắc chắn trong xúc giác, cũng như cường độ quan sát ở các bản phác thảo.


3. Tranh chì chân dung nghệ thuật.



AUGUSTUS JOHN
(1878-1961)

‘Dorelia với chiếc mũ của cô’ (1907), chì than .

Một họa sĩ khác được xem là nhân vật vẽ chân dung ký họa xuất sắc trong thế hệ của ông – vị họa sĩ xứ Wales, Augustus John. Người ta kể rằng ban đầu ông chỉ là một sinh viên bình thường tại Học viện Nghệ thuật Slade, cho đến khi gặp tai nạn trong kỳ nghỉ hè. Khi ấy, ông đi lặn biển và đầu bị va vào tảng đá chìm. Sau bi kịch đó, ông bắt đầu thay đổi tính cách lẫn con người của mình: một họa sĩ tài năng, nổi tiếng nhưng cũng đồng thời là một kẻ nổi loạn và phóng túng.

Bản phác thảo trên là chân dung người vợ hai của Augustus – Dorelia (Dorothy McNeill), thần thái mang tính thoáng đãng và có hơi hướng kiểm soát được thể hiện rõ qua khuôn mặt của bà.

 


EDGAR DEGAS
(1834-1917)

‘Chân dung của Baroness Bellelli’ (1858), chì và phấn tiên.

Nhiều họa sĩ nghĩ về cách sử dụng chì để phác thảo chân dung, với mục đích là ghi chép lại càng nhiều thông tin, nhiều hình ảnh càng tốt. Đặc biệt, nếu người mẫu chỉ có mặt trong khoảng thời gian ngắn nên xài chì là tốt nhất.

Người phụ nữ trong bức chân dung của Degas là dì Laura – Nam tước Bellelli. Đây là bản phác thảo đầu tiên để chuẩn bị cho một bức tranh hoàn chỉnh. Tranh được vẽ sau chuyến viếng thăm vào ban đêm tại nhà Bellelli ở Florence, cũng đồng thời sau khi ông nghiên cứu về chì. Nhìn vào tranh, nó phản ánh rõ rệt tâm trạng của Laura: cô mang thai, vừa đau lòng về người cha đã mất (bức chân dung của ông được treo tường sau lưng cô) vừa chịu sự lạnh nhạt từ chính chồng của mình – Gennaro, cho thấy mối quan hệ rạn nứt của họ.


4. Tranh chân dung bút chì ấn tượng.



HENRI MATISSE
(1869-1954)

‘Tête de Femme 1935’, chì vẽ trên giấy.

Xài chì thì đơn giản, nhanh và tiết kiệm nhất trong tất cả các chất liệu hội họa. Matisse đã chứng minh được điều này thông qua các bản vẽ của mình. Ông đã xem sự đơn giản là từ khóa trong trường phái Fauvist và giải thích rằng:“Chúng tôi hướng đến sự thanh thản thông qua việc đơn giản hóa ý tưởng và hình thức …” Trong Tête de Femme (1935), Matisse ít chú trọng đến việc quan sát chi tiết chính xác và hơn thế nữa, sự tương quan của bàn tay và mắt để tăng gợi cảm và nhanh nhẹn của đối tượng thông qua các đường nét giản dị.


PABLO PICASSO
(1881-1973)

‘Tête de Femme’ (1965), chì vẽ trên cuốn phác thảo.

Phải nói là cực kỳ tiện lợi khi lên ý tưởng bằng chì. Trong Tête de Femme (1965) của Picasso, chân dung một người phụ nữ mà ông vẽ trong cuốn phác thảo vào năm 1965, đã mang ý tưởng ‘tái hiện’ chữ viết tay từ thời xưa, cùng các nét nguệch ngoạc như một đứa trẻ, mang ý niệm thoát khỏi giới hạn của việc học vẽ và tự do khám phá dưới đôi mắt nghệ thuật của mình.

Nghiên cứu dựa trên sự hồi tưởng và lưu trữ các hình ảnh lập thể của bà Dora Marr – tình nhân của ông vào năm 1937. Phần đầu phía trước là cấu trúc, đôi mắt lập thể, các mặt phẳng tái tạo thành khuôn mặt, phần vẽ lược đồ như nét của trẻ con với kiểu tóc xoăn và đường viền như mũ chim yến, bàn tay được vẽ đơn giản với móng tay hình mũi tên. Tất cả đều được trích từ ngôn ngữ trực quan trong cuốn ‘Chữ viết tay’ của Picasso.

 

Bài Viết Liên Quan:

tags: tranh ve chan dung, tranh chân dung đơn giản

Xem Nhanh

Scroll to Top