Trị liệu nghệ thuật là một trong những lĩnh vực trị liệu tâm lý trung tâm, dựa trên việc sử dụng nghệ thuật thị giác để giúp đỡ bệnh nhân. Nghệ thuật được tạo ra trong một mối quan hệ có tính trị liệu không chỉ giúp những bệnh nhân nhí tham gia vào quá trình tự khám phá bản thân mình mà còn giúp các em tự đưa ra định nghĩa cho môi trường xung quanh thông qua hội họa.
1. Trị liệu bằng nghệ thuật không chỉ đơn thuần là “vẽ vời và lắp ghép”
Trị liệu bằng nghệ thuật cho trẻ nhỏ thường bị nhầm lẫn với trị liệu bằng trò chơi vì nhiều lý do. Những nhà trị liệu tâm lý bằng trò chơi thường sẽ giới thiệu cho trẻ các hoạt động có tính nghệ thuật khi cần thiết, và ngược lại, những nhà trị liệu nghệ thuật cũng sẽ thêm vào nhiều hoạt động vui chơi (như với đồ chơi, rối, thú bông,…) để kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.
Tuy vậy, tất cả những sản phẩm hội họa được tạo ra trong quá trình trị liệu thường có chung mục đích là khuyến khích trẻ sáng tạo ra từ những sản phẩm có sẵn, còn trong trị liệu trò chơi thì không thế.
2. Trị liệu nghệ thuật hoạt động như thế nào và vì sao phương pháp này lại hiệu quả?
Những nhà trị liệu nghệ thuật cũng hướng tới việc giúp trẻ thể hiện trực quan và ghi lại những kinh nghiệm, nhận thức, cảm xúc và trí tưởng tượng của các em; từ đó giúp trẻ trau dồi thêm khả năng giao tiếp và sáng tạo của mình.
Dưới đây là một vài cách thức hoạt động và tính hiệu quả của trị liệu nghệ thuật:
a. Dựa trên cảm nhận, không cần giao tiếp
Để nói một cách dễ hiểu, biểu đạt bằng nghệ thuật là một hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ. Đối với trẻ bị hạn chế về khả năng giao tiếp suy nghĩ, cảm xúc hoặc nhận thức của bản thân thì nghệ thuật là một cách để truyền đạt những gì khó có thể diễn đạt bằng lời. Đây là một phương pháp tiếp cận dựa trên các giác quan cho phép trẻ trải nghiệm bản thân và giao tiếp ở nhiều cấp độ – thị giác, xúc giác, khả năng vận động và hơn thế nữa.
b. Giúp trẻ phát triển và trưởng thành
Biểu cảm nghệ thuật, đặc biệt là trong tranh vẽ, cung cấp nhiều thông tin hữu ích trong quá trình theo dõi sự phát triển ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi.
Ví dụ: những sự khác biệt trong quá trình phát triển nghệ thuật của trẻ có thể giúp chúng ta hiểu thêm nhiều điều về cách trẻ trải nghiệm cảm xúc, nhận thức cũng như tiếp cận được cảm giác hòa nhập của trẻ đối với cộng đồng.
c. Giúp trẻ có phát triển nội tâm
Khoa học vẫn đang tiếp tục đưa ra thêm nhiều bằng chứng cho rằng các hoạt động nghệ thuật rất hữu ích cho trẻ em. Cụ thể, một vài những tính chất đặc điểm của quá trình tạo ra nghệ thuật dường như có hiệu quả cải thiện tâm trạng, làm khơi dậy các giác quan cũng như xoa dịu cả cơ thể và tinh thần, đặc biệt là với các bé đã trải qua những biến cố đau thương.
d. Giúp trẻ hình thành quá trình định nghĩa
Cũng giống như trị liệu bằng trò chơi, liệu pháp nghệ thuật giúp các em có thể bày tỏ những điều khó nói bằng nghệ thuật. Trên thực tế, một trong những điểm mạnh của cả hai cách tiếp cận này là khả năng khuyến khích và nâng cao kỹ năng kể chuyện và tường thuật ở trẻ.
e. Mối quan hệ giữa trẻ và bác sĩ trị liệu
Trị liệu nghệ thuật được bảo đảm dựa trên mối quan hệ giữa trẻ với chuyện gia – ở đây là bác sĩ trị liệu. Về khía cạnh này, trị liệu nghệ thuật có thể giúp ích trong việc sửa chữa và tái định hình khả năng gắn bó giữa trẻ và chuyên gia, đồng thời có thể khai thác các trạng thái giao tiếp khác ngoài ngôn ngữ, cho phép bộ não thiết lập các mô hình giao tiếp mới, hiệu quả hơn. Điều này khiến trẻ em thành thạo trong việc thiết lập sự gắn bó tích cực, sự hòa nhập và khả năng tập trung.
Trên đây là một vài giải thích ngắn gọn về những khía cạnh đặc biệt mà trị liệu nghệ thuật có thể cung cấp cho trẻ em. Các phụ huynh quan tâm có thể tham khảo thêm một vài bài viết khác ở mục tin tức và kiến thức.