Tìm kiếm
YẾU TỐ KHÔNG GIAN TRONG THIẾT KẾ

Trong thiết kế hay hội họa, việc lựa chọn cho mình loại hình không gian cho tác phẩm là một yếu tố khá quan trọng. Nó phản ánh góc nhìn cũng như suy nghĩ của chúng ta thông qua chủ đề. Trong đó, một số yếu tố cơ bản trong không gian như mặt phẳng, không gian dương và âm, phương pháp notan… sẽ xuất hiện và đi xuyên suốt trong các tác phẩm của bạn.

1. MẶT PHẲNG

Khi ta thiết kế một tác phẩm hai chiều, tất cả các yếu tố đều xuất hiện trong cùng một không gian được chứa bởi một mặt phẳng (picture plane). Mặt phẳng chính là ranh giới giữa hình ảnh và chúng ta, thường là các mép giấy hoặc là bất kỳ bề mặt nào mà chúng ta lựa chọn thiết kế trên chúng.

Mặt phẳng ảnh có thể là bất cứ hình dạng hay tỉ lệ nào, nhưng chính tỉ lệ của nó sẽ ảnh hưởng đến cảm giác của người xem với không gian mà bạn tạo ra.

Không gian mà chúng ta tạo ra có thể đơn giản hoặc được trừu tượng hóa.

 

Church in Murnau' by Wassily Kandinsky as a print or poster | Posterlounge
Murnau with church 1, Lenbachh” – Wassily Kandinsky, 1910

 

Marc Chagall | La Vie (1965) | Artsy
“La Vie” – Marc Chagall, 1965

Hoặc không gian sẽ thể hiện chiều sâu thực tế với viễn cận cảm nhận, viễn cận tuyến tính và viễn cận không gian.

+ Viễn cận cảm nhận/ Perceptual perspective

Đây là phối cảnh được tạo ra trong cảm nhận của người quan sát sau khi vật thể trong không gian khách quan được chiếu lên võng mạc.

Dưới đây là bức tranh The Bedroom của danh họa Vincent Van Gogh. Khi vẽ sàn phòng, ông đã dùng những quệt bút vẽ nên các hình chữ nhật không rõ ràng của các miếng gỗ lát sàn, cách sắp xếp trông lộn xộn. Nhưng khi nhìn vào chính giữa, cũng như mép trái và phải bức tranh, người xem có thể thấy các miếng gỗ lát sàn đúng là hình chữ nhật, chứ không bị biến dạng thành hình thang hay tam giác như trong viễn cận tuyến tính. (Trích từ Nguyễn Đình Đăng)

Bedroom in Arles, Vincent Van Gogh
+ Viễn cận tuyến tính/ Linear perspective

Đây là một hệ thống tạo nên những ảo giác về chiều sâu trên các bề mặt phẳng hoặc nông, cho ra các hiệu ứng thị giác như bị hút vào bên trong bức tranh. Loại viễn cận này được áp dụng xuyên suốt trong các bức họa vào thời kỳ Phục Hưng.

Trong viễn cận tuyến tính cũng bao gồm viễn cận 1 điểm tụ, viễn cận 2 điểm tụ và viễn cận 3 điểm tụ. Xem thêm về ba loại viễn cận (phối cảnh) tại đây: PHÂN TÍCH BA LOẠI PHỐI CẢNH

Pietro Perugino, Christ Handing the Keys to St. Peter, 1481-1482 (nguồn: internet).
+ Viễn cận không gian/ Atmospheric perspective

Loại viễn cận này cho phép hiệu ứng đối tượng xuất hiện từ xa. Đối tượng lúc này trông mờ đục. Sắc độ, độ bão hòa và màu sắc thay đổi.

Bức ảnh dưới đây cho thấy những ngọn đồi từ xa sáng dần cho đến khi gần xám xịt. Đất đá xung quanh mang nặng tông đỏ và cam khiến bầu không khí trông buồn tẻ hơn khi đứng từ xa.

Nguồn: virtualartacademy

2. KHÔNG GIAN DƯƠNG VÀ KHÔNG GIAN ÂM

Trong mặt phẳng, không gian dương (positive space) là khu vực hoạt động trọng tâm, chứa các chủ đề hoặc đối tượng có liên quan đến. Đây cũng được gọi như là đối tượng chính. Không gian âm (negative space) là không gian trống bao xung quanh đối tượng chính, có thể hiểu là nền. Dù không gian âm tác động ít hơn không gian dương, nhưng trong thiết kế thì hai không gian này quan trọng như nhau.

▷ The Avenue at Middelharnis
“Take Avenue at Middelharnis” – Meindert Hobbema, 1689

Cách mà chúng ta phân chia các không gian rất quan trọng. Đối tượng sáng trên nền tối hoặc đối tượng tối trên nền sáng. Không gian âm có thể chiếm ưu thế hơn (khi nền nhiều hơn đối tượng chính) hoặc không gian dương sẽ chiếm ưu thế hơn (khi đối tượng chính nhiều hơn nền), hoặc cả hai không gian sẽ có vị trí tương đương nhau (khi không có đối tượng nào chiếm ưu thế hơn đối tượng kia).

Trong tác phẩm “Thirty”, danh họa Wassily Kandinsky đã biến một bàn cờ thành một tác phẩm không gian dương – âm cân bằng. Khi nhìn tổng thể tác phẩm, chúng ta không thể nào nhận xét được phần đen hay trắng là đối tượng chính.

Wassily Kandinsky — Thirty, 1937“Thirty” – Wassily Kandinsky, 1937

Nó không nhất thiết có sự xen kẽ đối xứng của tối và sáng. Trong bức tranh ”Painting with Red Spot”, Kandinsky đã tạo nên một tác phẩm không đối xứng trong không gian tương tự bằng cách đảo ngược ưu thế giữa các vật thể tối và sáng, tạo ra một sự cân bằng.

Tổng thể bức tranh thoạt nhìn sẽ không ổn định, không có sự liên kết giữa các chất liệu và tách rời khỏi chấm đỏ. Nhưng nếu quan sát kỹ hơn, chấm đỏ liên hệ tới những đường cạnh màu đỏ hung, mang ý nghĩa bảo vệ trong kiến trúc nhà gỗ của người Nga. Màu sắc thay đổi càng dày và có chiều sâu hơn, trôi nổi và được bao bọc tại những nơi có các đường kẻ đồng quy nhiều màu. Các vòm hình tròn trên cùng kết nối hai điểm tiềm năng: tổ hợp bùng nổ của đa dạng hình dáng đầy màu sắc; điểm còn lại là chấm đỏ mang biểu tượng khao khát trở thành hình tròn, yếu tố quyết định sự cá tính trong các tác phẩm của Kandinsky.

“Painting with Red spot” – Wassily Kandinsky, 1914

3. PHƯƠNG PHÁP NOTAN

Sau khi chuyển bức tranh sang trắng đen, ta sẽ nhận được sự cân bằng tương đồng, nơi mà cả trắng hoặc đen không phải là chủ thể chính hoặc phụ.

Notan trong thuật ngữ tiếng Nhật có nghĩa là “ánh sáng hài hòa tối”. Đây là một khái niệm thiết kế của người Nhật liên quan đến cách ta cô lập các mảng tối và sáng trong bố cục. Một trong những nguyên tắc của Notan là các vật chính phụ có thể thay đổi tâm trí của chúng ta.

Trong bức hình này, ta sẽ thấy chấm đen là đối tượng chính và khoảng trắng là nền, trông như một hòn đá cô độc nằm trên nền tuyết.

Nếu như ta đảo ngược phần sáng và tối, chấm trắng sẽ là đối tượng chính và khoảng đen sẽ là đối tượng phụ hay nền, trông như mặt trăng treo lơ lửng giữa bầu trời đêm.

 

Nhưng nếu nhìn lại một lần nữa, nhận thức có thể thay đổi. Thay vì xem nó như mặt trăng trên bầu trời đêm, hãy xem đây là hình ảnh của hàng rào tối với luồng sáng xuyên qua một cái lỗ trên hàng rào. Phần tối trở nên hiện hữu và thành đối tượng chính. Trong khi phần sáng vắng mặt và thành đối tượng phụ.

Điều này giúp chúng ta hiểu rằng trong thiết kế, sự tương tác giữa không gian dương và âm trong tâm trí của chúng ta là như nhau và cả hai nhất định phải được xem xét cẩn thận. Hiểu rõ những khái niệm cơ bản của không gian chính là bước đầu tiên để tạo nên những tác phẩm độc đáo và hấp dẫn.

 

Bài viết liên quan

 

tags: yeu to khong gian trong thiet ke, nhung yeu to quan trong trong thiet ke, khong gian am trong thiet ke, 7 yeu to trong thiet ke, yeu to khong gian

Xem Nhanh

Lên đầu trang