Tìm kiếm
PHÂN TÍCH BA LOẠI PHỐI CẢNH

Bạn có bao giờ thắc mắc cụm từ “phối cảnh” qua những bài báo liên quan đến kiến trúc, mỹ thuật chưa? Và với những bạn đang học luyện thi năng khiếu, đây là cụm từ xuất hiện xuyên suốt trong quá trình các thầy cô hướng dẫn bài vẽ.

Để hiểu rõ hơn về các loại phối cảnh, hãy cùng Art Land tìm hiểu và ghi chú qua bài viết dưới đây nhé!

PHÂN TÍCH BA LOẠI PHỐI CẢNH

Ta có ba loại phối cảnh, phối cảnh tạo không gian 3 chiều và xuất hiện chiều sâu về không gian. Nó được tạo thành dựa trên đường chân trời và ít nhất 1 điểm tụ.

  • Điểm tụ/ accumulation point là một điểm ở xa đến mức ta không thể nhìn thấy các sự vật ở đó  và chỉ còn tạo thành 1 điểm duy nhất. Trong góc nhìn phối cảnh, tất cả mọi thứ đều sẽ có xu hướng tụ về điểm đó
  • Đường chân trời/ skyline là đường thẳng nằm ngang đi qua điểm tụ. Hay nói cách khác, nó là tập hợp của các điểm xa nhất mắt người có thể nhìn thấy. Bạn chỉ xoay trục đường chân trời khi muốn vẽ góc nhìn nghiêng
  • Đường tầm mắt/ sightline là đường ngang với mắt người, nó sẽ thể hiện góc nhìn của bức tranh.

1. Phối cảnh một điểm tụ

Trong phối cảnh 1 điểm tụ, mặt của sự vật đối diện với chúng ta sẽ là một mặt phẳng, nhưng các mặt bên sẽ hội tụ dần về điểm tụ. Phối cảnh 1 điểm tụ thường được sử dụng khi bạn vẽ một cảnh đơn giản mà không muốn nó quá phẳng, thiếu chiều sâu.

Phối cảnh 1 điểm tụ sẽ có 3 trường hợp: Vật ở trên, ngang và dưới đường tầm mắt.

 


2. Phối cảnh hai điểm tụ

Tương tự như phối cảnh 1 điểm tụ, sự vật trong phối cảnh 2 điểm tụ cũng có 3 trường hợp so với đường tầm mắt:

2 điểm tụ sẽ cùng nằm trên đường chân trời. Nhưng chúng ta cần xác định được khoảng cách hợp lý giữa hai điểm này.

  •  Nếu 2 điểm tụ nằm quá xa nhau, chiều sâu của bức vẽ sẽ ít hơn.
  •  Nếu 2 điểm tụ quá gần nhau, góc nhìn sẽ giống như bị phóng đại.

Phối cảnh 2 điểm tụ mang đến góc nhìn thực tế và hợp lý hơn. Đây cũng là loại phối cảnh phổ biến nhất vì vừa không quá phức tạp, vừa chân thực.


3. Phối cảnh ba điểm tụ

Phối cảnh 3 điểm tụ gồm 2 điểm tụ nằm trên đường chân trời và 1 điểm bất kì không thuộc đường chân trời. Nó sẽ làm tăng độ chân thực và phức tạp của không gian.
Điểm tụ bất kì có khoảng cách càng xa đường chân trời thì sự vật trong tranh của bạn càng được phóng đại về chiều cao.

Các trường hợp của sự vật so với đường tầm mắt ở trường hợp 3 điểm tụ sẽ phức tạp và khó thể hiện hơn:

Nguồn: internet


4. Vai trò của đường chân trời

Nếu chúng ta đang nhìn ngang và góc nhìn thằng, đường chân trời thường sẽ ở giữa bức tranh.

  • Đường chân trời ở cao, bạn sẽ vẽ ra góc nhìn từ trên xuống.
  • Đường chân trời ở dưới thấp, bạn sẽ có góc nhìn từ dưới lên.
  • Đường chân trời xoay ngang thì góc nhìn của bạn sẽ là của một người đang nằm.

5. Làm quen và luyện tập

Việc đơn giản nhất để tiếp cận với phối cảnh, là vẽ lại các đường phối cảnh trên ảnh chụp. Bạn có thể kiếm những bức ảnh có phối cảnh, rồi kẻ lại các đường phối cảnh đó.

Nguồn: internet

 

Khi mới bắt đầu làm quen, bạn nên chọn vẽ khối hộp, đây là khối cơ bản dễ thao tác và dễ hình dung nhất trong phối cảnh.

Nếu bạn vẫn chưa hình dung rõ hay chưa có cơ hội để thực hành về vẽ phối cảnh, hãy liên hệ với Art Land để biết thêm thông tin chi tiết về khóa luyện thi vẽ chì để được các thầy cô truyền đạt thêm kiến thức nhé!

Liên hệ

Wedsite : Mỹ thuật Art land
Fanpage: Lớp dạy vẽ Art land
Liên hệ chúng tôi:

  • Thầy Nhật:  0917 321 311 (Zalo)
  • Tổng Đài:  028 710 99191

Giáo viên và Cơ sở vật chất tại Art Land

  • Giảng viên tốt nghiệp Trường Đại Học Mỹ Thuật; Đại Học Kiến Trúc có chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Một số hiện đang công tác tại trường lớn như Đại Học Kiến Trúc, Mỹ Thuật.
  • Trợ giảng là các sinh viên năm cuối có điểm học tập cao, là á khoa, thủ khoa các ngành các năm học trước.
  • Lớp học thoáng mát, trang bị hệ thống máy lạnh (tùy cơ sở).
  • Cơ sở ở nhiều quận trong TP.HCM thuận tiện cho học viên tham gia khóa học.

 

 

tags: ve phoi canh, phoi canh 3 diem tu, phoi canh 1 diem tu, phoi canh 2 diem tu, phoi canh la gi, phan tich phoi canh

Xem Nhanh

Scroll to Top