Trung tâm dạy vẽ Art Land là một địa chỉ đào tạo mỹ thuật tin cậy cho các bé từ 4 tuổi trở lên. Trung tâm có nhiều chi nhánh tại TP.HCM, tiện cho quý phụ huynh lựa chọn. Phương pháp dạy vẽ cho trẻ em là điều mà nhiều giáo viên quan tâm đến. Làm sao để các bé vừa tham gia lớp học một cách thích thú; vừa có thể giáo dục thẩm mỹ cho trẻ thật tốt.
Chúng ta hãy cùng tham khảo ý kiến của Chuyên gia, Họa sĩ Mark Rothko.
Giới thiệu họa sĩ Mark Rothko
Tranh của Mark Rothko thường dùng những màu tự nhiên (atmospheric color), mang hơi hướng trường phái Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionist), khiến nhiều người nghĩ rằng: “Con nít cũng có thể vẽ được như vậy.”.
Rothko là người rất thích tranh vẽ thiếu nhi, nó thể hiện sự tinh khôi, độc bản, và đong đầy cảm xúc trong sự sáng tạo. Ông hiểu rõ các tác phẩm của trẻ vì bản thân ông còn là giáo viên tại trung tâm Brooklyn Jewish Center. Đối với học trò của ông, Rothko không phải là nghệ sỹ đi tiên phong hay là một họa sĩ nổi tiếng mà ông là “Rothkie”.
Rothko là giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục nghệ thuật cho thiếu nhi. Ông đã xuất bản nhiều bài luận về chủ đề “Phương pháp dạy học mới cho Nghệ sĩ tương lai và người yêu nghệ thuật” vào năm 1934, ông để lại một cuốn ghi chép; được biết đến là “The Scribble Book”, trong đó là các triết lý dạy học vẽ cho thiếu nhi.
Từ đó, chúng ta hãy cùng xem qua 5 bài học mà ngài Rothko mong muốn truyền tải đến cho các giáo viên thiếu nhi nhé.
1. Hội họa là một vũ trụ nhiều cảm xúc, là thứ cơ bản giống như nói hoặc hát.
Mark Rothko Heads, 1941-1942 Washburn Gallery
Rothko cho rằng tất cả mọi người đều có thể vẽ; dù có năng khiếu hoặc được học chuyên nghiệp hay không. Hội họa luôn là một phần không thể thiếu đối với kinh nghiệm sống của mỗi người. Riêng với trẻ em thì phần não bộ của chúng rất dễ tiếp thu một bài hát hay một câu chuyện, nên các em dễ dàng biến thứ mà các em nhìn thấy thành tranh vẽ.
Với Rothko, Hội họa là tất cả từ cảm nhận, từ “hô biến” cảm xúc của một ai đó thành một tác phẩm mà mọi người có thể thấy và hiểu được. Đối với các bé, các bé làm việc đó rất tự nhiên. “Những đứa trẻ này có ý tưởng, thông thường đều là ý tưởng tốt; và cách chúng thể hiện thật sự sống động và đẹp đẽ. Từ đó, chúng ta sẽ cảm nhận được thứ mà chúng đang cảm nhận. Đó là bản chất trong các tác phẩm hội họa”.
2. Sự tác động đến khả năng sáng tạo từ phương pháp giảng dạy học thuật.
Rothko nhận thấy rằng sự cảm nhận của trẻ rất mong manh. Khi giáo viên đưa ra chủ đề với những chỉ dẫn cụ thể, kèm theo việc nhấn mạnh sử dụng kỹ thuật, việc tự do sáng tạo lúc này trở nên rập khuôn. “Sự thật là khi bắt đầu vẽ thì bạn phải bắt đầu học nó như một bộ môn học thuật, và phải luôn bắt đầu với màu sắc”.
Để duy trì sự tự do sáng tạo của trẻ, Rothko luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản trong giảng dạy. Khi trẻ vào lớp vẽ của ông, ông chuẩn bị tất cả mọi chất liệu chúng sử dụng; từ cọ vẽ đến đất sét.. sẵn sàng cho các em tự do lựa chọn và sử dụng.
“Khi gặp khó khăn, chúng sẽ tự vượt qua một cách nhanh chóng và trở nên trưởng thành. Sớm thôi, mọi ý tưởng của chúng sẽ trở nên rõ ràng dưới một hình thức thông minh hơn“. Với sự linh động này, các em có thể tự phát triển riêng cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo. “Khả năng dẫn đường cho tâm hồn con người trở thành nghệ thuật, điều đó có giá trị hơn rất nhiều những bài học mang tính kỹ thuật, học thuật”.
3. Triển lãm tác phẩm của học viên để khích lệ sự tự tin.
“Tui không phải là một người giỏi vẽ.” – cựu học sinh của Rothko, Gerald Phillips nói. “Nhưng thầy tui đã khiến tui có thể tự tin trình bày tác phẩm của mình tốt hơn.”
Đối với Rothko, trách nhiệm đầu tiên của một giáo viên hội họa là xây dựng sự tự tin cho trẻ. Để làm được điều đó, ông đã tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm tác phẩm của các bé tại New York, Bảo tàng Brooklyn vào năm 1934. Ông cũng có triển lãm cá nhân vào năm trước đó ở Bảo tàng Mỹ thuật Portland, và ông đã mang tác phẩm của học trò đến triển lãm bên cạnh các tác phẩm của mình.
Những triển lãm đó khiến cho các bé hứng khởi hơn trong sáng tạo, trong khi đó ông muốn cho công chúng thấy được sự tiềm năng trong các tác phẩm của thiếu nhi. “Tuyệt ấy chứ!” – ông viết: “Hàng tá nghệ sĩ đến thưởng lãm triển lãm của học trò tôi đều kinh ngạc và chăm chú xem chúng”. Rothko muốn giới phê bình nghệ thuật thuật thấy, chỉ cần có cảm xúc là đã thành công.
4. Giới thiệu lịch sử hội họa bằng các Tác phẩm đương đại.
Khi dạy những họa sĩ nhí về lịch sử hội họa, chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
Với Rothko, chỉ một câu đơn giản: Trường phái Hiện đại (Modernism).
Trong các tác phẩm hội họa vào TK 20, trẻ có thể học từ các tác phẩm mà tranh của các bé có thể giống họ. Ví dụ như Henri Matisse, Milton Avery, Pablo Picasso… Tác phẩm của họ nhìn chung đều thuần khiết, độc đáo trong cách thể hiện và tự do sử dụng đa dạng kỹ thuật.
Rothko giải thích: “Một mặt nào đó, chúng ta liên kết mối quan hệ giữa thiếu nhi và một trào lưu nghệ thuật. Cho trẻ xem nghệ thuật đương đại để giúp trẻ thêm tự tin và sáng tạo mà không làm ảnh hưởng khả năng phát triển phong cách cá nhân của trẻ”.
5. Nuôi dưỡng một tâm hồn sáng tạo.
Để góp phần vào việc nuôi dưỡng khả năng sáng tạo, một giáo viên nghệ thuật cần giúp học trò trở nên độc lập trong tư duy, đồng cảm và hợp tác. Và rồi các thế hệ này sẽ tốt hơn rất nhiều – Rothko tin như vậy. Ở Brooklyn Jewish Center, ông cũng không quan tâm lắm việc học viên của ông sau này sẽ theo đuổi con đường nghệ thuật chuyên nghiệp. Thay vào đó, Rothko tập trung vào nuôi cấy trong các bé một sự ngưỡng mộ đến hội họa hay bất cứ loại hình nghệ thuật nào khác.
“Phần lớn bọn trẻ có thể sẽ đánh mất đi khả năng tưởng tượng và sự lanh lợi khi chúng trưởng thành, nhưng một số ít sẽ không. Và mong rằng trong trường hợp đó, quá trình học tập 8 năm tại học viện của ông sẽ đọng lại trong các em và các em sẽ tiếp tục theo đuổi cái đẹp. Rồi các em cũng sẽ được hồi sinh từ sự cảm nhận cái đẹp trong những tác phẩm của người khác“.
Và thật ra, bản thân Rothko cũng được tái sinh bởi những cách thể hiện thô mộc của các bé. Khi đi từ họa sĩ thành giáo viên, những tác phẩm của ông cũng chỉ thường xoay quanh những chủ đề như: cơ thể người, những khung cảnh đường phố, phong cảnh; nội thất… Sau khi về hưu, phong cách của ông cũng trở nên trừu tượng, sống động, đầy màu sắc như cách mà trẻ em yêu thích.
Theo Sarah Gottesman – Artsy.net
HỆ THỐNG LỚP DẠY VẼ THIẾU NHI ART LAND
Call: Hotline – 0797426801/ Tổng đài – 0899199926 Hệ Thống Trung Tâm và Liên Hệ: TÌM HIỂU THÊM Chat ngay với chúng tôi : NHẮN TIN Fanpage Lớp Dạy Vẽ Art Land : TÌM HIỂU THÊM
Tag: chương trình dạy vẽ thiếu nhi, khóa học vẽ mỹ thuật trẻ em, lớp học vẽ cho bé tại tp hcm, phương pháp dạy vẽ cho thiếu nhi, nơi học vẽ cho bé tốt nhất, có nên cho con học vẽ