Trước tiên chúng ta sẽ quan sát một hình ảnh thú vị nhé:

Bạn có thể thấy khoảng trống giữa chữ “E” và “x” trong logo của FedEx tạo thành hình một mũi tên có chiều hướng về phía bên phải không?
Bộ não con người đặc biệt giỏi trong việc điền vào chỗ trống trong một hình ảnh và tạo ra một tổng thể lớn hơn tổng các phần của nó. Đó là lý do tại sao chúng ta nhìn thấy lấp ló những khuôn mặt người được hình thành từ dáng dấp của những thứ như cành cây hoặc vết nứt trên vỉa hè. Tìm hiểu về nguyên tắc Gestalt, chúng ta đi sâu vào việc lý giải và ứng dụng các chuacws năng, phản xạ thật “lạ lùng” của não bộ con người.
Giới thiệu sơ lược về nguyên tắc Gestalt
Nguyên tắc Gestalt này là một trong những ý tưởng cơ bản và quan trọng nhất sau các nguyên tắc cơ bản của nhận thức thị giác.
Có 6 nguyên tắc riêng biệt có liên quan đến nguyên tắc Gestalt này: Sự tương đồng (similarity), sự tiếp nối (continuation), sự gần gũi-xấp xỉ (proximity), sự kết thúc-đóng kín (closure), hình/mặt đất (figure/ground) và cuối cùng là sự đối xứng và trật tự ( hay còn có tên gọi khác là prägnanz ). Ngoài ra còn có thêm một số nguyên tắc bổ sung cùng với các nguyên tắc mới thỉnh thoảng cũng đồng hành với nguyên tắc Gestalt này, cụ thể như là “common fate”.

Nguyên tắc thứ 1: Sự tương đồng.
Khái niệm
Bản chất của con người có xu hướng xếp mọi thứ theo nhóm dựa trên mức độ tương đồng nào đó của sự vật. Trong thực tế và thiết kế, các yếu tố tương tự được nhóm lại một cách trực quan, bất kể chúng có thật sự giống nhau “y đúc” hay không. Các sự vật, hình, khối có thể được nhóm lại theo màu sắc, hình dạng hoặc kích thước. Nguyên tắc Gestalt thứ nhất về sự tương đồng có thể được sử dụng để gắn kết các yếu tố có thể không nhất thiết phải được đặt cạnh nhau hoặc giống nhau y đúc trong một thiết kế.


Tất nhiên, bạn có thể làm cho mọi thứ trở nên khác biệt nếu bạn làm cho nó thật nổi bật. Đó là lý do tại sao các nút trên một website được thiết kế có màu sắc khác biệt với các nút còn lại — để chúng nổi bật và thu hút sự chú ý của khách truy cập vào hành động mong muốn.
Ứng dụng
Trong các thiết kế phục vụ cho trải nghiệm của người dùng (UX design), bằng cách sử dụng sự giống nhau giúp khách truy cập của bạn biết rõ mặt hàng nào giống nhau. Ngược lại, việc thay đổi các yếu tố thiết kế cho các đối tượng mà bạn muốn làm nổi bật sẽ làm cho chúng nổi bật hơn và mang lại cho chúng tầm quan trọng hơn trong nhận thức của khách truy cập.
Trong biểu trưng của NBC, Panda Security Touts và Sun Microsystems, các đối tượng và mẫu có các đặc điểm hình ảnh tương tự nhau, mặc dù chúng không giống nhau về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước.


Nuyên tắc thứ hai: Sự tiếp nối
Khái niệm
Nguyên tắc về sự tiếp nối nói rằng bất cứ khi nào mắt chúng ta bắt đầu nhìn theo một thứ gì đó, chúng sẽ tiếp tục di chuyển theo hướng đó cho đến khi gặp một vật thể khác. Đôi mắt tạo ra động lượng khi chúng buộc phải di chuyển qua một vật thể và tiếp tục đến một vật thể khác.
Ứng dụng
Logo của Amazon, Proquest, USA Network và Coca Cola tuân theo nguyên tắc tiếp nối của Gestalt.


. Những đường nét chỉ phương hướng này là loại công cụ hỗ trợ trực quan này giúp mắt chúng ta theo dõi chuyển động của một vật thể sắp tới.
Nguyên tắc thứ ba : Sự gần gũi, xấp xỉ
Khái niệm
Bằng cách đặt khoảng trống giữa các phần tử, mắt bạn vẫn tự “kết nối” các khoảng bị đứt đoạn ấy thành một hình thù hoàn chỉnh.
Ứng dụng

Nguyên tắc thứ tư : Sự khép kín, kết thúc
Khái niệm
Sự khép kín xảy ra khi một phần tử không đầy đủ hoặc không được bao bọc trong không gian. Trong tiềm thức, chúng ta bắt đầu lấp đầy những khoảng rỗng hoặc các thông tin còn thiếu. Tuy hình dạng được hiển thị vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện, bộ não của chúng ta có xu hướng tự “điền vào chỗ trống” và xây dựng hình dạng ấy một cách hoàn chỉnh, đầy đủ hơn.
Ứng dụng
Chúng ta có thể tìm thấy một số khoảng trống chưa được lấp đầy trong logo của WWF hoặc EA thể thao
Ví dụ, trong logo của WWF (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên), là hình ảnh của một con gấu trúc, và nó có một số khoảng trống trên lưng và đầu của mình. Đó có thể là nơi có bộ lông trắng muốt của gấu trúc. Tuy nhiên, bộ não chúng ta vẫn nhận thức rõ về hình dạng và màu sắc của gấu trúc dựa và các hình ảnh, kinh nghiệm trong thực tế đã chứng kiến về con gấu trúc. Và do đó, chúng tôi tự động lấp đầy những khoảng trống còn thiếu trong tiềm thức.
Nguyên tắc thứ năm : Hình và mặt đất.
Khái niệm
Mắt người có thể phân biệt một đối tượng với xung quanh. Chúng ta cảm nhận một số đối tượng nhất định ở phía trước và các đối tượng khác ở phía sau.
Đây cũng là nguyên tắc rõ ràng nhất cho việc vận dụng các lý thuyết về không gian dương và không gian âm.
Ứng dụng

Trong hình ảnh này, chúng ta có thể thấy các dáng hình người hoặc bình hoa phụ thuộc vào cách chúng ta tập trung nhìn vào không gian âm và không gian dương như thế nào. Nếu chúng ta nhìn vào không gian màu nâu như hình vẽ, thì chúng ta nhìn thấy đàn ông và ngược lại, khi nhìn vào các phần không gian màu đen, chúng ta sẽ thấy hình dáng các bình hoa.

Nguyên tắc thứ sáu : Sự đối xứng và trật tự
Khái niệm
Từ “Pragnanz” là một thuật ngữ tiếng Đức có nghĩa là “một con số đẹp”. Quy luật Pragnanz còn được gọi là “quy luật về hình tượng tích cực” hoặc “quy luật của sự đơn giản”. Nguyên tắc này nói rằng con người nhận thức một cách tự nhiên các đối tượng ở dạng đơn giản, gần gũi nhất
Ứng dụng
Vòng tròn màu xanh da trời, đen, vàng, đỏ và xanh lá cây, tạo nên một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất trên thế giới, vốn đại diện cho 5 khu vực của thế giới tham gia các kỳ Olympic (trong đó Bắc Mỹ và Nam Mỹ được coi là một khu vực, cùng với Châu Phi, Châu Úc, Châu Á và Châu Âu).
Nguyên tắc Gestalt trong thiết kế là một nguyên tắc đi sâu vào tìm hiểu những cơ chế thú vị của bộ não của mỗi con người chúng ta. Biết cách vận dụng nguyên tắc này sẽ giúp cho các thiết kế của bạn thêm phần độc đáo và thú vị.
tags: gestalt, nguyen tac thiet ke cua gestalt, nguyen tac thiet ke