Tìm kiếm
PHÂN BIỆT NGÀNH ĐỒ HỌA VÀ THIẾT KẾ ĐỒ HỌA

Thoạt nhìn vào tên “đồ họa” có bạn sẽ nghĩ đến ngành “thiết kế đồ họa”, thế thì “đồ họa” “thiết kế đồ họa” giống hay khác nhau, làm sao để phân biệt ngành đồ họa và ngành thiết kế đồ họa! Chính xác là hai ngành này hoàn toàn khác nhau nha.

Nhìn chung, các ngành thiết kế này được du nhập vào nước ta từ những nước tiên tiến, nên quá trình phiên dịch tên và ngôn ngữ đôi khi có phần khó khăn tạo nhiều nhầm lẫn. Thực tế, ngành Đồ Họa và ngành Thiết kế Đồ họa đang cùng được đào tạo tại Trường Đại Học Mỹ thuật nên ta cùng tham khảo chương trình đào tạo và chuyên ngành tại trường này để phân biệt rõ hơn nhé.

Tranh in thạch bản ”Reality” của Họa sĩ Colbert Mashile.


Ngành Đồ họa tạo hình

Ngành Đồ họa tạo hình có tên tiếng Anh là Printmaking, là quá trình sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật bởi in ấn, phần lớn là trên giấy. Ngành này khởi nguồn từ việc muốn tạo ra nhiều bản sao từ một bản khắc gốc. Không chỉ là tài liệu mà còn các bức tranh nghệ thuật khác. Một số dạng khắc thông thường có thể dễ bắt gặp như: tranh khắc gỗ, khắc kẽm…

Ngành Đồ họa bao gồm các thể loại:

  • Tranh in nổi/ woodcut (khắc gỗ, khắc cao su, khắc bìa…)
Tác phẩm in khắc gỗ ”Mountain Gold., 1926” của Họa sĩ Gustave Baumann (Nguồn: Artsy).
Tác phẩm in khắc gỗ ”The Circular Pine Trees of Aoyama” của Danh họa Katsushika Hokusai (Nguồn: Exquisite Artz).
  • Tranh khắc kim loại ngòi khô/ engraving, drypointing (khắc kẽm, khắc đồng, khắc mica, in collagraph…)
Tranh khắc kim loại ”The Queen of Flowers” của Master of the Playing Cards (Nguồn: metmuseum).
Tranh khắc axit ”Merton College Chapel from the Grove”
của Họa sĩ Joseph Skelton (Nguồn: ronsartblog).

 

  • Tranh khắc nạo/ mezzotint
Tranh khắc nạo ”Bottles with Lemon and Red Wall” của Họa sĩ Yozo Hamaguchi.
Tranh khắc nạo ”The Lifting Cloud, 1902” của Frank Short.
  • Tranh khắc axit/ etching
Tranh khắc axit ”The Road To Lyndhurst của Họa sĩ Albert George Petherbridge.
  • Tranh in xuyên/ screenprinting (tranh in lưới, in trổ khuôn)
Tranh in lưới ”254. Action” của Họa sĩ Maria Kulikovska.
Tác phẩm in lưới của Họa sĩ Brian Giles.
  • Tranh in độc bản/ monoprint
Tác phẩm in độc bản ”Oli Rigs” của Họa sĩ Georgina Bown (Nguồn: Georgina Bown).
Tranh in độc bản ”Two giraffe and two birds III” của Họa sĩ Xgaoc’o X’are.
  • Tranh in thạch bản/ lithography
Tranh in thạch bản ”Smiling Spider” của Họa sĩ Odilon Redon.
Tranh in thạch bản ”Self Portrait with Skeleton Arm” của Danh họa Edvard Munch.

Các thể loại tranh in nổi truyền thống của Việt Nam nổi tiếng có thể kể đến như tranh Đông Hồ; tranh Hàng Trống. Đến sau thế kỷ XX, có thể kể đến một số họa sĩ chuyên khắc gỗ như: Mai Anh, Lưu Thế Ân, Đức Hòa; Nguyễn Văn Cường, Lê Quốc Việt, Vũ Bạch Liên,…

Tranh khắc gỗ ”Đông về” của Họa sĩ Vũ Bạch Liên (Nguồn: internet).
Tranh Đông Hồ.
Tranh Hàng Trống


Ngành Thiết kế đồ họa

Ngành Thiết kế Đồ họa — hay Graphic Design là chuyên ngành thuộc về mỹ thuật. Một hình thức nghệ thuật kết hợp các yếu tố nội dung trực quan nhằm truyền tải thông qua những ý tưởng và thông điệp của một tác phẩm. Đây là một ngành học dạy bạn cách sắp xếp chữ, căn chỉnh hình ảnh, lựa chọn màu sắc và sáng tạo bố cục mang tính tạo hình cao để sản phẩm cuối cùng có một tổng thể bắt mắt và thu hút người xem nhất có thể.

Công việc Thiết kế Đồ họa có thể được mô tả là xây dựng một cầu nối giữa nghệ thuậtmục tiêu truyền thông. Đó là sự pha trộn sức mạnh của nghệ thuật và mục tiêu cụ thể với đối tượng xác định. ”Thiết kế tốt rất giống với tư duy rõ ràng được tạo ra bằng hình ảnh.” Edward Tufte nói và đó là một định nghĩa tuyệt vời cho thấy những gì các nhà thiết kế đồ họa cố gắng đạt được.

Ngành Thiết kế Đồ họa ngày nay được phổ biến rất rộng rãi. Nhiều bạn trẻ rất yêu thích ngành này và cơ hội việc làm cũng nhiều hơn.

Các chuyên môn chính mà người học Thiết kế đồ hoạ có thể làm bao gồm:

  • Vẽ minh họa
Một tác phẩm minh họa của Visual artist Kiyoshi Awazu.
Một tác phẩm minh họa của Visual artist Tadahito Nadamoto.
  • Sáng tạo nhận diện thương hiệu (logo và thương hiệu)

 

Con mực xanh bay giữa trời xanh của TUKATA BLUE được thiết kế bởi Plus X (Nguồn: layơ).

 

Dự án nhận dạng thương hiệu cho Ứng dụng xã hội REMOVE 未来社交®️ của 3%Design Studio (Nguồn: Behance).

 

  • Icons and pictograms/ Biểu tượng và Chữ tượng hình
Thiết kế icon Ramen Styles của Designer Yiwen Lu.
Chữ tượng hình Maya Zoo của Designer Aldebaran Dobrica.
  • Typography
Font Be Vietnam của Designer Lâm Bảo.
Font Laplace Mono trên Fatype của Designer Anton Koovit.

 

  • Biên tập dàn trang báo chí

Cuốn WHITE & SENSE của Designer Miao Zhang.

 

Tập thơ của Designer Maybe Chang.
  • Thiết kế ấn phẩm quảng cáo

Thiệp Chúc mừng năm mới 2018 của 四木設計 W/H Design Studio.

 

Poster Riso Garden của IVORYHO design studio.
  • Đồ họa cho video hoạt hình và phim hoạt hình

Đoạn hoạt hình nhỏ ”ズドラーストヴィチェ!(Zdravstvuite!)” của Nghệ sĩ minh họa 幸洋子 Yoko YUKI

  • Thiết kế bao bì

Những câu chúc trong năm mới ”Share the Joy of Floral” của Polytrade Paper Design được thiết kế bởi studiowmw.

Tóm lại, nếu như Ngành Đồ họa tạo hình sử dụng chất liệu, vật liệu để tạo chế bản thì ngược lại Ngành thiết kế đồ họa là một ngành nghệ thuật mới; sử dụng công nghệ phục vụ cho đời sống xã hội hiện đại.

Ngoài ra, nếu trong tương lai bạn nào có ý định muốn thi vào một trong hai ngành Thiết kế Đồ họa hoặc Đồ họa, hãy tham gia lớp luyện thi vẽ tại Art Land để chuẩn bị cho mình hành trang vững chắc về màu sắc, bố cục.. cho sau này, khi vào lớp các bạn không bị choáng ngợp hay bỡ ngỡ trước các bài học của hai ngành này nhé.

Liên hệ

Wedsite : Mỹ thuật Art Land
Fanpage: Lớp dạy vẽ Art Land
Liên hệ chúng tôi:

  • Hotline – 0797426801
  • Tổng đài – 0899199926

Giáo viên và Cơ sở vật chất tại Art Land

  • Giảng viên tốt nghiệp trường Đại Học Mỹ Thuật; Đại Học Kiến Trúc có chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Một số hiện đang công tác tại trường lớn như Đại Học Kiến Trúc, Mỹ Thuật.
  • Trợ giảng là các sinh viên năm cuối có điểm học tập cao, là á khoa, thủ khoa các ngành các năm học trước.
  • Cơ sở ở nhiều quận trong TP.HCM thuận tiện cho học viên tham gia khóa học.
  • Lớp học thoáng mát, trang bị hệ thống máy lạnh (tùy cơ sở).

Lớp luyện thi Art Land tại Tân Phú.

 

 

 

Bài Viết Liên Quan:

Xem Nhanh

Lên đầu trang