“Khi bạn trở lại với bức tranh của mình, bạn sẽ nhận thấy sơn dầu khô và trong như thế nào sau một đêm và đã không còn lớp màu như ngày hôm trước bạn đã vẽ.”
Tiếp theo hai phần vẽ chân dung sơn dầu cơ bản; chúng ta cùng tiếp tìm hiểu kỹ thuật vẽ chân dung bằng sơn dầu cho cấp độ cao; đi sâu vào chi tiết.
Tham khảo bài trước:
CÁCH VẼ CHÂN DUNG SƠN DẦU PHẦN 1
CÁCH VẼ CHÂN DUNG SƠN DẦU PHẦN 2
Pha màu đen
Bây giờ chúng ta sẽ pha màu đen cho bức tranh chân dung sơn dầu.
Để pha màu đen, ta sử dụng 3/4 Ivory black với 1/4 Raw Umber. Điều này giúp giảm màu xanh ra khỏi màu đen (màu đen có gốc màu xanh, đây là lý do tại sao bạn có thể kết hợp màu xanh lá cây với màu đen)
Ivory black
Màu đen ngà là một sắc tố khô chậm, bằng cách trộn vào 1/4 Raw Umber (khô nhanh), nó sẽ kết hợp độc đáo với màu trắng titan (khô chậm) ở ở giai đoạn này của bức tranh. Màu Ivory black cũng có một sự phong phú đáng yêu khi được sơn mỏng sẽ giúp ích trong giai đoạn sau của bức chân dung.
Dụng cụ
- Winsor & Newton artist màu Ivory black
- Micheal Harding artist màu Raw Umber
- Old Holland artist màu titanium white
- Winsor & newton Sansador ( odourless mineral spirits)
- Winsor & newton Refined linseed oil
Pha sơn đều màu
Khi bạn mới bắt đầu sử dụng sơn dầu, việc xử lý sơn có thể thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào độ đặc của sơn.
Sơn dầu (đặc biệt là màu trắng titan) thường quá dày và cứng để xử lý ở giai đoạn này của bức tranh.
Để làm cho sơn lỏng hơn, pha loãng nó với chất medium. Sử dụng pipet để nhỏ một vài giọt medium vào hỗn hợp sơn và trộn kỹ với dao trên palette. Sử dụng dao để pha màu sơn dầu của bạn là một kỹ thuật rất hữu ích.
Video dưới đây cho thấy một hướng dẫn nhanh về cách pha loãng sơn dầu.
Ta nên pha các màu trên một bảng màu riêng biệt, sau đó chuyển hỗn hợp sang palette sử dụng phối màu.
Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với sơn dầu; bạn sẽ nhận thấy bạn có thể dễ dàng làm bẩn màu như thế nào khi sử dụng cùng một palette, điều này có thể dẫn đến màu đục và bức tranh gây khó chịu.
Điều này giúp bạn học các phương pháp làm việc sạch sẽ. Việc này cần sự kiên nhẫn vầ kỹ lưỡng của người vẽ; nhưng sau tất cả màu sắc tươi sáng của tranh sẽ là phần thưởng xứng đáng cho bạn.
Bước 1: Pha màu các cấp độ sắc độ
Giai đoạn tiếp theo của bức chân dung này; chúng ta thực sự mong muốn có được ‘bức tranh trong, dày hơn, nhiều sắc độ hơn’.
Chúng ta cơ bản chỉ là pha các sắc độ cơ bản từ sáng nhất đến tối nhất. Trong một số trường hợp, sau khi khô, màu sẽ không còn giống như ý định như ta mong muốn ban đầu; màu có thể đậm hơn hoặc nhạt hơn.
Trước khi bắt đầu vẽ, ta sẽ pha sẵn một dải gồm 9 sắc độ.
Trắng (1) là sáng nhất, đen (9) là tối nhất. Điều này cho phép chúng ta có được các sắc độ trung gian. Chúng được gọi là chuỗi giá trị trung gian.
Hãy in ra một bảng giá trị sắc độ tham khảo. Bảng này khá hữu ích cho những bạn mới làm quen với kỹ thuật vẽ chân dung bằng sơn dầu
Khi bạn mới bắt đầu, làm việc từ một bản in ra có thể thuận tiện vì dải giá trị sẽ có cùng tông với ảnh tham chiếu của bạn. Lúc này bạn sẽ dễ dàng so sánh độ tương quan của các sắc độ.
Hãy thử pha bất kỳ một sắc độ trung gian và xác định đó là cấp độ số mấy. Bắt đầu từ đây ta sẽ thêm ít trắng hoặc ít đen để có thể có đủ các màu ở các cấp độ còn lại
Xin lưu ý rằng màu đen mạnh hơn màu trắng vì vậy khi thêm nó, chỉ cần dùng một lượng nhỏ bằng dao palette.
Cứ thế lần lượt pha các màu ở các sắc độ khác nhau.
Các cấp độ 3 5 7 cũng được coi là những mốc quan trọng cho bức tranh của mình. Hãy tập thói quen pha nhanh các mốc sắc độ này. Điều này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình vẽ.
Waterseller of Seville –Diego Velazquez, 1619
Hãy tham khảo bức tranh của Velasquez bên dưới khi ông sử dụng tôn đen trắng ở lớp nền; phổ sắc độ được sử dụng khá là chi tiết.
Nhìn vào phiên bản đen trắng; ta có thể nhận thấy phần nhấn mạnh chính của bức tranh được sử dụng dãi sắc độ rộng hơn; tạo hiệu ứng chi tiết hơn phần hậu cảnh và các chi tiết ít quan trọng hơn.
9 cấp độ sắc độ.
Sau đó ta có thể cất lại bảng sắc độ tham khảo và bắt đầu vẽ.
Đặt palette lên bức tranh tham khảo để đánh giá các sắc độ phù hợp cho các vùng của chân dung.
Do nguồn sáng ở trên đối tượng, ánh sáng giảm dần từ trên xuống dưới. Khi bạn nhìn vào dãi sắc độ, bạn có thể bắt đầu hiểu và lựa chọn sắc độ như thế nào để cho thấy sự tinh tế của bức tranh. Đây là điểm quan trong trong bức tranh; lưu ý vị trí nguồn sáng và độ chuyển sắc độ trên tranh.
Tô mảng lớn
“Đối với mục đích học tập, không có gì tốt hơn là vẽ đơn giản, trực tiếp, và mảng lớn. Vẽ tranh với dãi màu mềm mại, chuyển màu tự nhiên … là tất cả những thứ phải thử sau; nhưng đôi khi chỉ giới hạn bản thân trong lối vẽ đơn giản hóa khối và dùng màu cho mảng lớn là hợp lý.
Harold Speed
Trên hình ảnh của tôi, tôi bắt đầu với phần sáng nhất trên trán, đó là sắc độ 2.
Sử dụng cọ số 4 Rosemary & co ivory filbert.
Sau đó tôi kéo sơn từ bên cạnh hỗn hợp và phủ lên đầu cọ. Hỗn hợp đủ dày để che phủ bên dưới, nhưng vẫn khá mỏng.
Chỉ cần lấy màu vừa đủ trên đầu cọ, đừng lấy quá nhiều sẽ khó khăn trong quá trình làm đều màu cho bề mặt.
Sau đó tiếp tục đánh giá sắc độ chuyển từ phần sáng nhất sang độ trung gian của phần trán. Sau đó, sử dụng sắc độ 3 để chuyển độ cho phần trán.
Màu trắng của vải ở phần áo là sáng nhất trong bức tranh, vì thế ta dùng sắc độ 1 để làm mạnh cho phần áo của nhân vật.
Những phần có sắc độ sáng nhất thì nên được xác định đầu tiên; thông thường nên xác định các phần có 3 sắc độ sáng nhất để tô trước. Việc này sẽ tạo thuận lợi nhiều.
Bổ sung sắc độ trung gian.
Tiếp theo, chuyển sang phần sắc độ trung gian; một lần nữa rửa bàn chải sạch. Lưu ý luôn thay nước rửa cọ và vải lau cọ thường xuyên để tránh làm bẩn màu.
Sau đó, sau đó sử dụng tiếp các sắc độ trung gian 4, 5, 6.
Không cần phải làm mờ đoạn chuyển màu; ta chỉ cần xác định rõ khối cho mỗi sắc độ.
Tiếp sau đó là thêm sắc độ cho phần cổ. Trong quá trình vẽ, có thể bạn sẽ thấy cần nhiều sắc độ hơn nữa, hãy bình tĩnh giữ vững 9 cấp độ ta đang sử dụng.
Tất các các phần sáng đã được thêm màu. Ta đã sử dụng sắc độ từ 1 đến 6/
Bây giờ ta sẽ chú ý đến phần tối, sắc độ từ 7 đến 9
Thêm phần tối.
Theo hướng ánh sáng; ta có thể xác định các phần tối bên phải của chân dung, chú ý sự thay đổi sắc độ từ trái sang phải và sắc độ các phần bóng đổ; không phải phần bóng đổ nào cũng có sắc độ như nhau.
Tiếp tục sử dụng sắc độ 8 để thêm phần tối cho bóng đổ dưới cằm. Hãy chú ý độ xanh dương mà phần trung gian ta vừa sử dụng so với màu Raw Umber. Sắc độ có vẻ hơn phẳng và không được Blend nhiều; chỉ mới sử dụng cọ size 4 ivory filbert.
Tiếp theo sử dụng sắc độ 8 & 9, có thể dùng ngay sắc độ 9 nhưng ta muốn dành màu tối nhất cho giai đoạn cuối.
Sau đó, làm nhòe các bờ bằng cọ filbert.
Chuyển sang cọ tròn filbert để làm mờ các bờ ranh giới mà ở bước trước ta đã vẽ.
Lúc này, màu nền đã khô nên bạn lúc này cũng có thể chạm tay lên lớp nền, hoặc tì tay lên các phần nền. Đối với bức tranh tỷ lệ lớn hơn, hoặc nền vẫn còn ẩm bạn nên sử dụng một thanh gỗ để tránh chạm vào lớp màu ẩm.
Bây giờ là với sắc độ 9, hỗn hợp màu đen nhất mà chúng ta sử dụng cho bức tranh này.
Từ tốn điều chỉnh lớp màu đen nhẹ mỏng để có thể hòa trộn với các sắc độ xung quanh.
So sánh cách bóng đổ để đánh giá độ tương quan tối giữa các phần; không phải phần bóng đổ nào cũng là tối nhất.
Ở giai đoạn này của bức tranh; bạn hầu như đã sử dugj đầy đủ các sắc độ màu để miêu tả nhân vật. Hãy quay lại với bức hình tham khảo để kiểm tra mọi thứ đã ổn chưa.
Những điểm nhấn cần chú ý.
Bây giờ, mọi thứ có vẽ đang mờ ào; lúc này ta cần nhấn một số chi tiết để làm nổi bật bức tranh chân dung; thu hút sự chú ý. Những góc cạnh sẽ nổi bật và những đường nét nhòe sẽ ít nổi bật hơn.
Mẹo nhỏ: sử dụng cọ size 10 Filbert để tỉ mỉ thực hiện các chi tiết
Bây giờ ta đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của bức tranh chân dung sơn dầu. Vẫn chưa tập trung vào chi tiết mấy nhưng ta vẫn cho thấy phần chi tiết chính của tranh. Ta thể hiện các khối lớn trước, chi tiết tả thực hơn sẽ có ở phần sau.
Tiếp theo:
KỸ THUẬT VẼ TRANH CHÂN DUNG SƠN DẦU PHẦN 2
Bài Viết Liên Quan: