Tìm kiếm
CÁCH CHỌN GIẤY VẼ CHÌ CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

Dụng cụ vẽ là một cây bút chì và một mảnh giấy vẽ. Nghe có vẻ đơn giản nhưng khi bạn đứng trước quầy giấy ở cửa hàng họa phẩm, bạn có lăn tăn lựa chọn loại giấy tốt nhất cho mình?
Khi chọn giấy vẽ, có ba điều cần xem xét:

  • Chất liệu.
  • Trọng lượng.
  • Chất lượng bề mặt.

1. Thành phần của giấy

+ Giấy chủ yếu được làm từ cellulose, là thành phần chính của thực vật. Có nghĩa là giấy có thể tạo ra từ bất kỳ loại cây nào và mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng biệt.
Giấy vẽ thường được làm từ cellulose gỗ hoặc cellulose bông. Có lẽ sự khác biệt quan trọng nhất giữa hai loại này là cellulose gỗ có nguồn gốc từ sợi cây, có chứa một loại polymer gọi là lignin.

Lignin là chất kích thích tố, có nghĩa là nó phản ứng với ánh sáng, khiến giấy bị axit và biến màu theo thời gian. Giấy in báo là một ví điển hình: nó được làm từ cellulose gỗ có chứa lignin và ngã màu rất nhanh. Tuy nhiên, khi lignin được loại bỏ khỏi cellulose gỗ, kết quả là giấy rất bền (ví dụ như giấy vẽ Strathmore 400 Series).

Strathmore 400 Series

Làm thế nào để bạn biết nếu giấy có chứa lignin? Hãy tìm loại không có axit hoặc có hàm lượng alpha cellulose cao: đồng nghĩa là lignin đã bị loại bỏ.

*** Lưu ý rằng “pH trung tính” KHÔNG có nghĩa là “không axit”!

+ Loại cellulose thứ hai mà giấy vẽ được tạo ra là cellulose cotton, xuất phát từ bông.
Cotton cellulose tự nhiên không có lignin và có độ pH trung tính. Hơn nữa, nó cực kỳ chắc chắn do cấu trúc của sợi bông. Nó mạnh hơn cellulose gỗ khoảng 10 lần và cho ra loại giấy mềm và bền nhất.

Hãy tìm cụm từ “cotton 100%” khi tìm giấy làm từ bông xenlulo.

2. Độ pH trung tính

Độ pH trung tính có đã có sẵn tại thời điểm giấy được chế tạo, nhưng vẫn có thể chứa các thành phần có thể trở thành axit theo thời gian (ví dụ: keo được sử dụng để dán giấy). Không có axit có nghĩa là không có gì có tính axit (và không có gì có thể trở thành axit) được đưa vào giấy trong quy trình sản xuất giấy.
Một số nhà sản xuất (như Strathmore) thực hiện nhiều biện pháp ngăn axit hơn nữa và làm giấy ở độ pH cơ bản từ 7,2 đến 7,5. Điều này giúp cho giấy có một bộ đệm kiềm để chống lại bất cứ thứ gì có tính axit khi tác động.

Nó dễ dàng cho giấy hấp thụ tính axit từ:

  • Họa phẩm mà ta đang sử dụng.
  • Dầu trong ngón tay của chúng ta
  • Băng keo sử dụng để gắn giấy lên bề mặt bản vẽ

và khả năng còn nhiều nguyên nhân khác, vì vậy hãy chọn giấy vẽ không có tính axit!

3. Trọng lượng giấy

Giấy vẽ được cân theo hai cách: tính bằng pound (ở Mỹ) và tính bằng g/m2 (ở nơi khác).
Để xác định trọng lượng giấy tính bằng pound, nhà sản xuất cân 500 tờ giấy cùng kích cỡ.

  • Tổng kết quả là trọng lượng bạn thấy được viết trên bảng vẽ của mình, chẳng hạn như “80 lbs”. Để tính ra trọng lượng tính bằng g/m2, nhà sản xuất cân một tờ giấy có kích thước 1m x 1m.

Độ dày (hoặc độ nặng) của giấy phụ thuộc vào mục đích sử dụng, vì vậy mỗi loại giấy đều có trọng lượng điển hình.
Có một quan niệm sai lầm khá phổ biến đó chính là giấy càng nặng thì chất lượng càng tốt. Tuy nhiên, độ nặng không nhất thiết là một chỉ số về chất lượng. Thay vào đó, trọng lượng giấy nên được sử dụng để giúp xác định xem giấy và phương tiện bạn định sử dụng có phù hợp hay không. Ví dụ:

  • Giấy phác thảo là loại giấy mỏng và nhẹ nhất, dao động từ 30 đến 60 lbs. Nó không dành cho các bản vẽ đã hoàn thành, vì hầu hết sẽ mất màu và xuống cấp nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu kinh tế không đủ và muốn dùng nó với mục đích phác thảo nhanh và lên một số ý tưởng nhỏ thì đây là loại giấy phù hợp.
  • Giấy màu nước hoặc giấy in phải là loại giấy dày và nặng nhất vì nó phải chịu được độ ẩm từ môi trường nước. Nó thường nặng từ 90 đến 140 lbs.
  • Giấy vẽ than chì hoặc than không cần độ bền của giấy màu nước hoặc giấy in, nhưng nặng hơn giấy phác thảo. Nó thường nặng từ 70 đến 100 lbs.

Trọng lượng bạn chọn phải phụ thuộc vào cách bạn làm việc với chất liệu. Ví dụ:

  • Nếu bạn vẽ than nhiều lớp hoặc thường xuyên xóa, hãy chọn một loại giấy nặng hơn, bền hơn. Đối với một bài vẽ mà bạn dự đoán sẽ không thực hiện quá nhiều trên giấy, sự lựa chọn có thể dựa nhiều vào chất lượng bề mặt của giấy hơn trọng lượng của nó.

Không có một loại giấy nào là hoàn hảo cho tất cả mọi thứ, vì vậy giấy bạn chọn phải phụ thuộc vào loại bài vẽ bạn muốn tạo.

4. Bề mặt giấy

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chúng ta hãy xem xét loại kết cấu bề mặt bạn muốn vẽ. Có các bề mặt vẽ khác nhau từ siêu mịn đến rất thô.
Về phần này thì mình sẽ cung cấp cho các bạn một số ví dụ từ kinh nghiệm cá nhân của mình.

Có hai loại chất lượng bề mặt chính:

  • Giấy Hot Press được ép dưới các xi lanh áp suất cao, được làm nóng và do đó mịn hơn và có ít kết cấu hơn.
  • Giấy Cold Press được chế tạo dưới áp suất thấp hơn, không sử dụng nhiệt và do đó có bề mặt thô hơn, nhiều họa tiết hơn.

Giấy càng thô hoặc càng nhiều họa tiết thì càng có nhiều “răng”. Giấy càng mịn, nó càng ít ”răng”. Tại sao ”răng” lại quan trọng như vậy?

Nét chì trên các loại bề mặt giấy vẽ.

 

Lý do là vì:

Mỗi đường bạn vẽ thực sự chỉ là bụi than do bút chì của bạn để lại. Bụi than này lắng xuống các rãnh được tạo bởi kết cấu và chất lượng xốp của giấy.
Nếu không có mức độ kết cấu, các rãnh sẽ quá nông và không thể giữ được than (giấy sẽ mịn hơn khi vẽ than chì, vì bụi than chì mịn hơn nhiều so với bụi chì than.)
Tuy nhiên, nếu giấy có kết cấu rất thô, các đường vân sẽ cản trở đường kẻ bạn vẽ (như trong ảnh trên).

Và nó chẳng có vấn đề gì to tát vì chỉ đơn giản là nó phụ thuộc vào mục đích lựa chọn giấy của mỗi người. Ví dụ: bản vẽ của Seurat khá nhiều họa tiết, nhưng chất lượng bề mặt không làm xáo trộn những ảo ảnh mà tác phẩm tạo ra.

Tranh chân dung chì của họa sĩ Seurat trên bề mặt giấy sần.

 

**Hai mặt giấy

Mặt trên và mặt dưới của giấy vẽ có các thuộc tính khác nhau.

  •  Mặt trên được gọi là mặt nỉ. Các hạt của giấy ít được chú ý ở đây, vì vậy nó mịn hơn.  Mặt trên hướng lên trên băng chuyền trong quá trình sản xuất, được chú ý nhiều nhất và là mặt có hình mờ khi bạn mua giấy.
  •  Mặt dưới của giấy được gọi là mặt sần, vì nó úp xuống tấm lưới thép trong quá trình sản xuất. Bạn vẽ bên nào hoàn toàn tùy bạn. Mình có xu hướng vẽ ở mặt nỉ vì mình thích vẽ trên các bề mặt mịn hơn.

Loại giấy duy nhất có cùng kết cấu ở cả hai mặt là giấy hai lớp. Về cơ bản, đây là một tờ giấy đôi được làm bằng cách dán hai tờ giấy lại với nhau, với hai mặt trước (hoặc nỉ) hướng ra ngoài.

5. Một số loại giấy vẽ

Strathmore 400 Series Drawing Paper (khuyên dùng cho than chì hoặc than vẽ)
Đây là giấy vẽ than rất được nhiều bạn họa sĩ yêu thích. Nó khá trơn tru, nhưng có đủ răng để giữ nhiều lớp than. Đó là một loại giấy khá nặng, 80 lb và không có axit.

Giấy vẽ Strathmore 400 series drawing paper.

Stonehenge Drawing Paper

Đây là một loại giấy chất lượng tuyệt vời cho những ai làm việc với chì than hoặc than chì. Trọng lượng rơi vào 90 hoặc 120 lbs, nó nặng hơn Strathmore. Kết cấu thô hơn, vì nó được làm từ 100% sợi bông và không có axit. Nó có sẵn ở dạng tấm, cuộn và miếng lót, có nhiều nhiệt độ khác nhau để lựa chọn.

Giấy vẽ 100% sợi cotton Stonehenge white.

 

Canson Biggie Sketch hay Canson Biggie Recycled Newsprint cũng thích hợp để vẽ chì.

Canson Biggie Sketch

 

Túm lại, đây sẽ là một quá trình cần cân nhắc khi chọn giấy vẽ cho riêng mình.

  • Không có axit
  • Có hàm lượng alpha cellulose cao, hoặc được làm bằng cotton 100%.

Cá nhân mình thì thích giấy bề mặt khá mịn để vẽ nên mình thường chọn loại Hot Press. Mình cũng muốn loại có trọng lượng tối thiểu trung bình để có thể vẽ lớp và xóa nhiều lần mà không làm hỏng bề mặt. Cho nên, việc chọn giấy phụ thuộc vào vấn đề sở thích cá nhân nên mình cũng khuyến khích các bạn hãy tự trải nghiệm và đánh giá nhé!

Nguồn: www.thedrawingsource.com

tags: giay canson, giay ve chi, cach chon giay ve chi cho nguoi moi bat dau, cach chon giay ve chi, giay ve mau nuoc

Bài Viết Liên Quan:

Xem Nhanh

Lên đầu trang