Tìm kiếm
5 CÁCH ĐỂ BẮT ĐẦU KHI VẼ DÁNG NGƯỜI CƠ BẢN

Một trong những thách thức khi vẽ dáng người là cách chúng ta phải tiếp cận một cách linh hoạt. Bởi vì không có cách vẽ nào giống nhau, chúng ta phải học cách nghĩ ra nhiều giải pháp để giải quyết từng vấn đề riêng lẻ. Khi làm việc thực tế, ta cũng phải đối mặt với thử thách và phải lựa chọn các phương pháp cơ bản một cách nhanh chóng mà không làm lệch mẫu. Khi thực hành, bạn sẽ học cách tạo ra nhiều giải pháp cho những tư thế dáng khác nhau.

Cùng Art Land tìm hiểu 5 cách vẽ dáng người bằng chì cơ bản nhanh nhất nhé.

 

1. Bắt đầu vẽ từ phần đầu và cổ

Quan sát từ trên xuống dưới – trước tiên hãy chỉ ra phần đầu của đối tượng.

+ Nếu ta vẽ theo tư thế như hình dưới, hãy chỉ ra hình dạng và góc chung của đầu dựa theo hình bầu dục. *** Lưu ý rằng nó không bao gồm tóc. Hình dạng đại diện cho hộp sọ, trên đó tóc sẽ được thêm vào sau này.
+ Sau khi thiết lập hình dạng chung, ta cho hình bầu dục có độ nghiêng chính xác và đưa phối cảnh vào bằng cách vẽ đường trung tâm của khuôn mặt và chỉ ra các đường cằm và hàm.
+ Sau phần đầu, ta chuyển sang đường vai, đặc biệt chú ý đến góc của vai và khoảng cách giữa cằm và đường vai.
+ Khi góc của phần vai đã ổn, tui chuyển sang vẽ dáng chuyển động chính, cử chỉ của tư thế và phần đặt chân để thiết lập chiều cao của hình và vẽ đường trung tâm.

 


Ưu điểm của việc bắt đầu vẽ dáng người từ vị trí đầu:
  • Độ nghiêng của đầu và góc của vai rất quan trọng trong việc thiết lập tư thế.
  • Bạn có thể kéo dài một đường thẳng từ đầu để xác định khoảng cách mỗi hướng dựa trên chiều dài cơ thể. Theo bản vẽ trên, bạn có thấy đường thẳng đứng chạy qua mũi không? Ví dụ: bạn có thể sử dụng nó để đặt hông bằng cách quan sát khoảng cách bên phải đường thẳng đứng của hông.
  • Quan sát không gian âm giữa các phác thảo sẽ cho ra một bản vẽ chính xác hơn.
  • Đầu cũng có thể được sử dụng như một đơn vị đo lường để xác định chiều cao và chiều rộng của tư thế, cũng như các tỷ lệ nhỏ hơn.


2. Bắt đầu vẽ bằng đường vai

Vẽ dáng người từ đường vai.

Ở những tư thế mà đầu bị che khuất một phần hay hoàn toàn mà trong khi phần vai đóng vai trò nổi bật hơn.

Ta tìm thấy đường vai ở đâu?
Khi nhìn từ phía trước, đường vai được tìm thấy dọc theo đường nét tạo ra bởi xương đòn, bên dưới đường viền hình tam giác của vai được tạo bởi cơ hình thang. Cơ bắp nằm trên đỉnh cấu trúc xương của cơ thể. Ta có thể đi theo thứ tự này bằng cách chỉ ra đường xương đòn trước và thêm cơ hình thang trên đỉnh. Xác định đường vai từ phía trước cơ thể.

Nhìn từ phía sau, hãy tìm điểm của vai nơi xương đòn gắn với các cơ acromion của xương vai. Nó khá dễ để xác định vị trí bởi vì có một phần nhô ra dễ nhìn thấy trên bề mặt của cơ thể, ngay tại nơi xương đòn kết thúc và khớp nối với scapula.

Xác định đường vai từ phía sau cơ thể.

Đối với tư thế của một số người, góc của vai duỗi thẳng đáng kể ở khu vực này, làm cho đường vai dễ xác định vị trí hơn. Nối các điểm này trên cả hai vai bằng một đường thẳng để tìm đường vai.

Ví dụ dưới đây cho thấy bạn có thể chọn bắt đầu bằng vai thay vì đầu

Hình ảnh minh họa vẽ dáng người từ đường vai.


3. Bắt đầu vẽ từ khung dáng của nhân vật

Tư thế chuyển động rất khác biệt khi bạn thể hiện, ta bắt đầu vẽ một đường mô tả hành động chính trong tư thế. Xác định hướng chuyển động: ”Tư thế này diễn ra như thế nào?

Ví dụ: đối tượng ngồi trên ghế, hơi nghiêng về phía trước và sang trái, nhìn xuống đất. Một chân mở rộng về phía trước trong khi chân còn lại uốn cong. Vẽ một đường cong C quét từ đầu, uốn quanh thân và tiếp tục nối thân với đế của bàn chân. Chú ý sự lặp lại của chuyển động này ở bên trái của cơ thể và độ cong của cột sống.

Khi thiết lập được hướng chuyển động, ta có thể tìm thấy góc của vai, hình dạng của đầu và nơi phần thân kết thúc. Cánh tay và chân được xác định theo các đường dáng.

Vẽ dáng người từ khung dáng.

 

Ví dụ thứ 2: đường chuyển động chính trong bản vẽ trên là một đường cong C được lặp lại ở phía bên phải của cơ thể, cột sống và thậm chí ở vị trí của cánh tay phải. Sau khi vẽ chuyển động tổng thể của tư thế bằng một cử chỉ, ta sẽ tìm đường vai, chuyển động nén đối nghịch ở bên phải cơ thể và phần bàn chân.

 

 

4. Bắt đầu vẽ từ khối

Các tư thế được gom hoặc rút gọn (ví dụ: khi mẫu ngã hoặc nằm ngửa). Cử chỉ của họ được truyền đạt tốt nhất bằng cách vẽ hình dạng phù hợp với tư thế đó.

Đầu tiên vẽ khung bao để bọc tư thế trong đó, chú ý đến tỷ lệ và góc (hình tam giác bên dưới không phải là hình bằng nhau). Sau đó, hãy tưởng tượng rằng bạn là một nhà điêu khắc đang đục bỏ các khu vực dư thừa của hình tam giác để cho ra hình dáng như mẫu.

5. Vẽ từ khung bao

Vẽ dáng người từ khung bao.

Tới đây thì vẫn là một khung bao bao trùm tư thế dáng.

Ví dụ: tư thế dưới này khá là khó. Ta quan sát và bắt đầu phân tích để tăng độ chính xác của mẫu. Tương tự như phương pháp của hình trên, khung bao cho chúng ta thấy khu vực mà hình vẽ chiếm. Để vẽ đường bao, bạn có thể sử dụng các đường thẳng, đường cong hoặc kết hợp cả hai để vạch ra ranh giới của hình.

Xác định khung bao.

***Lưu ý: một khung mới để bắt đầu bất cứ khi nào có sự thay đổi góc lớn trong tư thế.

6. Chọn phương pháp

Khi ta bắt đầu quan sát nhiều tư thế phức tạp hơn, trước khi muốn vẽ nó, ta sẽ thu thập và phân tích những thông tin sau đây:

  • Hình dạng chung và độ nghiêng của đầu.
  • Đường vai
  • Đường chuyển động chính và cử chỉ của tư thế
  • Vị trí của bàn chân
  • Chiều cao và chiều rộng gần đúng của tư thế

Dành thời gian để quan sát và vẽ được các yếu tố trên sẽ tạo ra một bước ngoặc thành công trong bài làm của bạn, cũng như trong việc xây dựng hình ảnh và bước hoàn thành bản vẽ.
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc quyết định sử dụng phương pháp nào để bắt đầu vẽ tư thế người, bạn có thể xem xét những cách dưới đây:

+ Bắt đầu với những thứ truyền cảm hứng.

Trước khi bạn cầm bút, trước tiên hãy xác định thứ bạn quan tâm: Tại sao bạn muốn vẽ tư thế này? Điều gì truyền cảm hứng cho bạn về tư thế đặc biệt đó? Sau đó hãy phác thảo sơ để thể hiện ý tưởng.

+ Bắt đầu với yếu tố dễ và rõ ràng nhất.

Đi từ bất cứ yếu tố nào mà bạn thấy rõ ràng và dễ vẽ nhất. Ví dụ bạn thấy hình dạng và độ nghiêng của đầu rõ ràng hơn thì ta có thể quan sát một góc khác của phần vai.
Khi thực hành, phải xác định làm thế nào cho bản vẽ của mình có hơi hướng sáng tạo và tỉ mỉ hơn nữa.

 

Như vậy là ta đã tìm hiểu được 5 phương pháp để bắt đầu vẽ dáng người rồi các bạn nhỉ! Nếu sau khi các bạn đọc bài viết nhưng vẫn gặp khó khăn khi bắt đầu, các bạn có thể đến Trung tâm Mỹ thuật  Art Land để được các thầy cô hướng dẫn thêm nhé.

Tham khảo thêm:

Bài Viết Liên Quan:

tag: vẽ dáng người cơ bản, cách để vẽ dáng người

Xem Nhanh

Scroll to Top