Tìm kiếm
CƠ HỘI VIỆC LÀM CHO CỬ NHÂN HỘI HỌA

Tại Việt Nam, phần lớn các bạn học sinh, sinh viên thường rất mơ hồ trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân, nhất là đối với những sinh viên Hội họa. Việc chọn một ngành học theo niềm yêu thích và lo lắng về cơ hội việc làm cho cử nhân hội họa có dễ tìm hay không? Chính vì thế, Art Land sẽ đúc kết và chia sẻ vài thông tin liên quan đến nghề nghiệp sau khi ra trường của các cử nhân Hội họa nói riêng, Mỹ thuật nói chung.

Như chúng ta đã biết, ngành Hội họa cũng như các ngành có thiên hướng nghệ thuật tại Việt Nam khá ít thông tin cho người mới bắt đầu tìm hiểu. Chuỗi các bài giới thiệu về các ngành Hội họa, Đồ họa, Thiết kế đồ họa đã cho các bạn cái nhìn sơ lược về ngành học và những điều cần chuẩn bị, thông tin về cơ hội việc làm. Một số ngành nghề có thể bạn nghĩ nó thật sự không liên quan, nhưng trong nghệ thuật, hoàn toàn không có giới hạn khi ta đào sâu và liên kết chúng lại với nhau để đi đến mục đích chung: làm nên cái đẹp.


Họa sĩ chuyên nghiệp 

Họa sĩ chuyên nghiệp” – một cụm từ mỹ miều gây thích thú cho nhiều bạn trẻ; rất dễ để nhận mình là một họa sĩ nhưng để trở thành một nghệ sĩ thực thụ thì phải sống được bằng nghề của mình (có thu nhập ổn định từ việc bán tranh, đạt được nhiều giải thưởng nghệ thuật,…).

Quá trình thường thấy để trở thành một họa sĩ chuyên nghiệp như sau:

Các tác giả có thể đem tranh đi dự triển lãm tại các cuộc thi lớn. Khẳng định được giá trị và trình độ nghệ thuật của mình.

Họa sỹ Đỗ Duy Tuấn

Sau đây là các tác phẩm của một họa sĩ xuất thân từ Huế. Anh đã cống hiến cho nền nghệ thuật nước nhà mang lại những giá trị nghệ thuật vô cùng lớn. Kèm theo đó là các giải thưởng lớn trong và ngoài nước.

Tác phẩm BẢN GIAO HƯỞNG MÙA THU – Giải thưởng Mỹ thuật toàn quốc 2005.
Tác phẩm TỔNG HỢP – Giải A Triển lãm Hội Mỹ thuật VN khu vực 6 (2001)
GIAI ĐIỆU MÙA THU
Đã nằm trong bộ sưu tập tư nhân khu PHÚ MỸ HƯNG.
Triển Lãm trại sáng tác Mỹ thuật 2017 – Hội Mỹ thuật TP.HCM

Có 280 tác giả tham dự, với 345 tác phẩm bao gồm: tranh, tượng, gốm và 2 quyển sách. Qua vòng 2, còn lại 213 tranh – tượng; trong đó có 8 tác phẩm loại A được đầu tư 18.000.000 đồng/ tác phẩm; 13 tác phẩm loại B được đầu tư 15.000.000 đồng/ tác phẩm; 13 tác phẩm loại C được đầu tư 13.000.000 đồng/ tác phẩm. Bên cạnh đó là 15 tác phẩm của tác giả trẻ được đầu tư hỗ trợ 5.000.000 đồng/ tác phẩm.

Hội đồng xét chọn tác phẩm còn đề xuất 01 tác phẩm dự giải thưởng VHNT Việt Nam, 05 tác phẩm dự giải thưởng Trịnh Hoài Đức, 5 đến 8 tác phẩm dự giải thưởng “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Nguồn: hoimythuattphcm.vn


Mở Gallery 

Khi nhận định và thị hiếu mỹ thuật của bản thân họa sĩ tăng lên, có khả năng đánh giá được tác phẩm mỹ thuật và có mối quan hệ rộng rãi trong giới mỹ thuật. Người họa sĩ có thể mở phòng tranh (gallery) để giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật đến giới mộ điệu. Tổ chức các buổi đấu giá tranh hoặc bán tranh.

Việc này đòi hỏi người mở phòng tranh phải có được thị trường trong và ngoài nước; nhận định đúng được thị hiếu thẩm mỹ của từng đối tượng khách hàng và có mối quan hệ rộng lớn với đội ngũ anh em họa sĩ.

Như vậy, để mở được phòng tranh, họa sĩ cần có kinh nghiệm và vốn sống dày dặn trong nghề. Bên cạnh đó kiến thức về kinh doanh và nguồn vốn để xây dựng và phát triển phòng tranh.

 

 Phòng tranh Lotus Gallery

“Phòng tranh Lotus thành lập năm 1991 bởi bà Nguyễn Thị Xuân Phượng, là phòng tranh tư nhân đầu tiên ở Việt Nam.
Các tranh tại đây đều là tranh sáng tác của các họa sĩ từ Bắc Nam và thuộc nhiều trường phái cũng như thể loại khác nhau.
Với vị trí đắc địa, trung tâm thành phố, phòng tranh thu hút nhiều khách nước ngoài đến tham gia và mua sắm.

Đến với phòng tranh, không chỉ được tư vấn tận tình về các chọn tranh; chọn chất liệu; màu sắc; ý nghĩa của tranh. Bạn còn được tư vấn cả về những cái khung tranh, chất liệu khung sao cho phù hợp nhất để được một bức tranh hoàn hảo nhất.

Phòng tranh Lotus Gallery.

Ngoài ra, một còn được nghe về những kỉ niệm về những chuyến đi tìm kiếm các họa sĩ tài năng của bà chủ hay tìm hiểu sâu hơn về lịch sử Việt Nam bởi bà Xuân Phượng đến nay đã 87 tuổi và từng là một nhà làm phim tài liệu thời chiến.

Kể từ khi thành lập đến nay, phòng tranh Lotus đã tham gia triểm lãm tranh Việt Nam tại nhiều thành phố lớn của nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Pháp; Singapo; Philipines; HongKong; Ý; Malaysia; Hàn Quốc; Úc;… Bà Xuân Phượng còn được tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy kí tặng huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh vì những cống hiến cho mối quan hệ Việt – Pháp.”

Nguồn: Lotus Gallery

Đào tạo Mỹ Thuật 

Hiện nay, nhu cầu học vẽ để phát triển năng khiếu hay để thư giãn sau thời gian bận rộn của cộng đồng rất lớn. Tại TP.HCM, thị trường dành cho giáo dục mỹ thuật hay các ngành về nghệ thuật còn rất lớn.

Đối với đối tượng thiếu nhi

Hiện tại có nhiều trung tâm mở đào tạo mỹ thuật cho các bé ở nhiều lứa tuổi (dưới 7 tuổi; dưới 15 tuổi…). Với các bé thiếu nhi, các bậc phụ huynh có nhu cầu cho các con mình có được thời gian thư giãn sau giờ học; hay phát triển năng khiếu từ bé; từ đó có thể định hướng nghề nghiệp sau này nếu các bé có năng khiếu. Người dạy vẽ cho thiếu nhi cần có niềm yêu thương trẻ con; kiên nhẫn và cần có kỹ năng sư phạm tốt. Các bé có niềm yêu thích đặc biệt với màu sắc; hình họa… các bạn sẽ bất ngờ khi được làm việc chung với sự sáng tạo của trẻ thơ.

Tranh của một học viên nhí tại Art Land.
Tranh của một học viên nhí tại Art Land.
Học viên nhí tại Art Land cùng tranh của bé.
Đối với đối tượng người lớn

Nhu cầu lớn là từ các bạn học sinh cấp 2 – cấp 3 muốn luyện thi vào các trường khối mỹ thuật. Giáo trình giảng dạy cho đối tượng này cần được chuẩn bị chu đáo; kỹ lưỡng; sát với đề thi của từng khối; từng ngành phù hợp với phương án tuyển sinh của các trường đại học khác nhau. Vì vậy, các bạn tốt nghiệp Đại học các ngành Mỹ thuật (Hội họa, Đồ họa, Sư phạm…) hoàn toàn có khả năng để giảng dạy luyện thi; các bạn có thể tìm các trung tâm hiện tại để tham gia, hoặc tự mở riêng cho mình một trung tâm.

Bài vẽ Đầu tượng của học viên tại Art Land.
Bài vẽ Chân dung của học viên tại Art Land.
Một góc lớp Luyện thi vẽ tại Art Land.
Giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học

Các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp thạc sĩ các ngành Hội họa có thể tham gia giảng dạy tại các trường có đào tạo các ngành có tuyển sinh khối V – H. Việc này đòi hỏi các bạn dành thời gian nhiều cho việc học tập; nâng cao chuyên môn; nâng cao trình độ cho bản thân.


Thiết Kế Nội Thất

Ngành thiết kế nội thất là ngành có thu nhập tốt và đang có nhu cầu cao trên thị trường; người học hội họa khi đã có kiến thức tốt về màu sắc; bố cục cũng rất thuận lợi khi chuyển qua làm thiết kế nội thất. Tất nhiên, bạn cần học thêm một số kiến thức đặc thù trong ngành thiết kế nội thất như: kiến thức về kỹ thuật; cấu trúc ngôi nhà; không gian; vật lý; các phần mềm đồ họa; vật liệu nội thất. Người làm thiết kế nội thất là người hài lòng mọi người và biết đọc suy nghĩ của người khác.

Dự án nội thất trong căn hộ tại Nga của Supaform Studio (Nguồn: eclectictrends).

 

Một góc nội thất trong căn hộ mà cũng là studio của Nghệ sĩ Sergio Fiorentino được thiết kế bởi +CStudio Architetti (Nguồn: interiordesign).

Thiết Kế Đồ Họa 

Đồ họa là sự kết hợp giữa nghệ thuật và thông tin. Và Thiết kế đồ họa là loại hình nghệ thuật ứng dụng; kết hợp hình ảnh và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến. Vì thế, đây là một ngành mới có nhu cầu cao trong thời đại phát triển số hiện nay. Người học Hội họa có thể trau dồi thêm kiến thức về sử dụng các công cụ phần mềm để sảng tạo các sản phẩm in ấn và trực tuyến như: Adobe Illustrator; Photoshop; Indesign…

Những tấm áp phích đầy nghệ thuật của Họa sĩ minh họa Tadanori Yokoo.

Các tác phẩm minh họa của Họa sĩ minh họa Aquirax Uno.

Bên cạnh mảng 2D, còn có mảng đồ họa 3D như làm phim hoạt hình, làm nhân vật hay chuyển động trong game. Để làm được, người họa sĩ cần học thêm nhiều các phần mềm dựng phim – dựng 3D khác như: Adobe Premiere, Cinema4d, Autodesk 3DsMax, Maya….

Dự án cho Bộ lịch MOUNSEY 2020 Youada 3ge3 của Transwhite Studio (Nguồn: behance).

Dự án hoạt hình ZOIO: Earth comes first của LIGHTFARM’s Studios.


Thiết Kế Thời Trang 

Như đã đề cập ở các ngành trên; người tốt nghiệp Hội họa đã có một nền tảng mỹ thuật tốt nên để chuyển sang các ngành rộng khác thì cần bổ sung các kiến thức đặc thù của ngành đó. Ở ngành thiết kế thời trang cũng vậy, bạn cần bổ sung khả năng nắm bắt vật liệu; thị hiếu của thị trường; kỹ năng may vá…

Họa tiết trên Bộ sưu tập Haute Couture của Valentino.
Họa tiết trên Bộ sưu tập Haute Couture của Valentino.


Vẽ Bích Họa

Hiện tại có rất nhiều họa sĩ đang hành nghề trong lĩnh vực này, còn gọi là vẽ tranh tường, phần lớn là các họa sĩ trẻ, mới tốt nghiệp. Công việc này các bạn đang học Hội họa hoàn toàn có thể làm thêm, tham gia cùng các nhóm vẽ của các anh chị họa sĩ để lấy kinh nghiệm. Mức lương nhận được sẽ phụ thuộc vào độ sáng tạo hay độ lớn của tác phẩm mà bạn thực hiện.

Dự án Tranh tường LAC Residency của Nghệ sĩ Daan Botlek (Nguồn: Behance).

Tranh tường của Nghệ sĩ Nguyễn Thu Thủy tại đất Pháp.


Tóm lại

Trên đây là một số lời giải đáp có thể chưa đầy đủ, còn rất nhiều ngành nghề mà học hội hoa ra có thể làm được. Câu hỏi Học hội họa ra làm gì? đã được chúng tôi giải đáp một phần. Tương lai vẫn sẽ còn các cơ hội nghề nghiệp khác sẽ sớm cập nhật để Art Land ngày một hoàn thiện hơn, để các bạn không còn lo lắng khi thi vào ngành mỹ thuật.

 

 

Bài Viết Viên Quan:

Tag: Học hội họa ra làm gì, học mỹ thuật ra làm gì, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp mỹ thuật, hoc hoi hoa ra lam gi, công việc cho ngành hội họa, 

Xem Nhanh

Lên đầu trang