Tìm kiếm
SẮC ĐỘ, ÁNH SÁNG VÀ HÌNH DẠNG

Trong hội họa, việc hiểu được sắc độ trong tranh là bạn hiểu được nền móng về ánh sáng và hình dạng của vật thể. Sắc độ và ánh sáng luôn đi đôi với nhau, chúng là 2 khái niệm không thể tách rời. Sự kết hợp giữa ánh sáng, bóng tối, độ đậm chỗ nhạt sẽ tạo ra hàng loạt các sắc độ từ đó mang đến cho người xem cảm giác về không gian và hình dáng của vật thể. Sau đây, Art Land sẽ tổng hợp các mối liên hệ giữa chúng với nhau và sự quan trọng giửa chúng để các bạn nắm rõ được khi vẽ bài nhé.

 

I. MỐI LIÊN HỆ GIỮA SẮC ĐỘ, ÁNH SÁNG VÀ HÌNH DẠNG

Khi mới bắt đầu luyện vẽ, ngoài đánh nét và di chì để tạo sắc độ, có rất nhiều cách để biểu hiện sắc độ trong tác phẩm.

Georges Seurat, danh họa với bức tranh nổi tiếng “Chiều chủ nhật trên đảo Grande” được vẽ theo kỹ thuật chấm màu.

Drawing by Georges Seurat
Drawing by Georges Seurat

Bức tranh dưới đây cũng là một trong số những bức trắng đen sử dụng kỹ thuật này.

Drawing by Georges Seurat
Drawing by Georges Seurat

Khi diễn tả, sắc độ và hình dạng phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng, chúng ta cần phải tìm hiểu rằng ánh sáng hoạt động như thế nào khi nó chiếu sáng các vật thể.

Một sự thật thú vị là khi ánh sáng chiếu vào một vật thể, cách hoạt động và hình dạng của bóng đổ… có thể được dự đoán trước. Như vậy, ta có thể hiểu rằng, ta có thể học cách “đoán” những đặc điểm tính chất của ánh sáng bằng cách nghiên cứu cách ánh sáng chiếu vào các dạng hình khối cơ bản như lập phương, cầu, chóp tam giác…

Tại sao chúng ta cần biết ánh sáng hoạt động như thế nào khi nó chiếu qua một quả cầu, một hình trụ hay những thứ tương tự? Bởi vì tất cả mọi thứ mà ta vẽ được coi là được tạo thành từ những hình khối cơ bản này, dù đối tượng là một hình thể, một khuôn mặt hoặc bộ phận cơ thể nào đó.

Một quả trứng trong hình dạng xương sườn, hay một lồng ngực tương tự như hình oval.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

Hình dáng của hai gò má hoặc gót chân được tạo thành từ khối cầu.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

Một khối trụ là hình khối cơ bản cho cẳng chân và cẳng tay.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

Các bộ phận của cơ thể được dựng hình và đổ bóng dựa trên tính chất và đặc điểm của các khối cơ bản mà chúng được tạo thành từ đó. Có nghĩa là khi chúng ta nghiên cứu các hình khối cơ bản, đó sẽ là nền móng cho vẽ hình họa người và chân dung sau này.

II. ÁNH SÁNG THỂ HIỆN LÊN HÌNH KHỐI

Ánh sáng chiếu chiếu vào đối tượng. Điều đó có nghĩa là khi các hình khối được chiếu bới ánh sáng trực tiếp, những phần sáng tối khác nhau hiện ra. Đầu tiên, chúng ta sẽ thấy được 2 phạm trù của sắc độ, bao gồm: Khu vực sáng là khu vực hình khối nhận được nhiều ánh sáng trực tiếp nhất. Tiếp theo là khu vực tối, là khu vực mà ánh sáng không chiếu tới hoặc khu vực bóng đổ tạo nên khi ánh sáng chiếu lên vật.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

1. Các yếu tố ánh sáng trên vật thể

+ Ánh sáng trực tiếp.
+ Phần nhấn sáng sau ánh sáng trực tiếp.
+ Còn có thể xem là sắc độ trung gian.

2. Các yếu tố bóng đổ trên vật thể

+ Phần tối chính, có thể nhận thấy rõ ràng nhất.
+ Phản quang. Đây là hiện tượng ánh sáng chiếu đến phần nền và phản chiếu 1 phần ánh sáng đó lên vùng tối của vật.
+ Bóng đổ của vật trên nền
+ Phần tối nhất của bóng đổ. Phần bóng đổ này có thể được nhìn thấy rõ nhất ở điểm tiếp xúc cửa vật và nền, là vị trí chạm giữa hai vật.

III. YẾU TỐ VỀ KHU VỰC SÁNG TRONG HÌNH KHỐI

1. Center light

Hay còn gọi là Ánh sáng trực tiếp, là khu vực trên hình khối mà tiếp xúc trực tiếp với nguồn sáng và nhận được nhiều ánh sáng trực diện nhất.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

2. Highlight

Là phần sáng nhất trên vật thể bởi vì nó được chiếu vuông góc với nguồn sáng. Thực chất là sự phản xạ của nguồn sáng. Vị trí của highlight di chuyển dựa trên “nơi bạn cảm giác có liên quan đến nhau”- có nghĩa là sau khi bạn phân rõ sắc độ sáng tối, highlight sẽ là điểm nhấn tạo sự liên kết và đồng thời làm bật sắc độ, khiến cho sắc độ nhìn không bị chán và đều nhau. Việc nhấn nhá highlight nên là yếu tố quyết định cuối cùng sau khi bạn đã hoàn thành bài vẽ của mình.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

3. Half-tone

Là phần chuyển sắc giữa phần ánh sáng trực tiếp và phần bóng đổ tối. Hay còn gọi là sắc độ trung gian.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

 

IV. YẾU TỐ VỀ KHU VỰC BÓNG ĐỔ, KHU VỰC CỦA HÌNH KHỐI 

1. Core shadow

Là dải đen được nhìn thấy ở nơi giao nhau giữa khu vực sáng và tối. Nó là điểm mà ánh sáng không thể chiếu đến. Đây là vùng tối nhất của khu vực bóng độ trên khối cầu bởi vì nó rất ít bị ảnh hưởng bởi ánh sáng phản quang.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

2. Reflected light/ Phản quang

Khi ánh sáng chiếu vào bề mặt, vật thể bị phản chiếu hoặc hấp thụ phần ánh sáng hắt lên đó. Trong khi ánh sáng trực tiếp (direct light) không thể chiếu tới phần bán cầu bên dưới của khối cầu, nhưng nó có thể chiếu đến bề mặt mà khối cầu được đặt lên, bật lên và chiếu lên phần bóng đổ của trái cầu, từ đó sắc độ tăng nhẹ gần khu vực hút bóng.

 

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

 

3. Cast shadow 

Là phần bóng đổ trên bề mặt mà hình khối được đặt lên. Nó được tạo thành bởi ánh sáng mà bản thân vật thể đó cản được từ nguồn sáng chính chiếu đến.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

Dưới đây là một mẹo hữu ích cho việc xác định bóng đổ.
Thử tưởng tượng hai tia sáng chiếu từ nguồn sáng đến 2 bên của hình khối. Tiếp tục nối dài hai đường này đến khi chúng chạm bề mặt hình khối được đặt lên, khi đó chúng ta sẽ thấy được khu vực của bóng đổ.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

4. Occlusion shadow

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

Phần hút bóng là một phần thuộc bóng đổ. Đây là phần tồi nhất của bóng đổ vì nó ít bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng và phản quang.

V.  YẾU TỐ VỀ ÁNH SÁNG LÊN HÌNH THỂ CON NGƯỜI

Khi vẽ hình họa toàn thân hay chân dung, chúng ta luôn kết hợp nhiều dạng khối cơ bản để tạo nên sự phức tạp, chi tiết trên cơ thể người.

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

Sắc độ Ánh sáng Hình dạng

Tóm lại, một trong những cách tốt nhất để làm quen với ánh sáng, sắc độ và hình khối đó là luyện tập vẽ hình cầu. Hãy đi từ những hình khối cơ bản nhất để bạn có thể áp dụng vào những bộ môn vẽ phức tạp sau này. Với những bạn có ý định luyện hình họa chì thì đây sẽ là những kiến thức nền tảng tuyệt vời để có thể luyện tập nhiều hơn.

Ngoài ra, các bạn có thể đăng ký khóa luyện thi hình họa chì tại Art Land chúng mình để được đội ngũ giảng viên hướng dẫn luyện tập và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về hình khối; phối cảnh từ đó được luyện tập thêm các khối nâng cao, vật thể thực tế. Trong quá trình giảng day, chúng mình sẽ hướng dẫn kỹ lưỡng cho từng học viên, sửa các lỗi sai thường mắc phải, tạo cho học viên thói quen tốt trong việc phân tích vật thể thành các khối cơ bản. Đó là một kỹ năng cơ bản và quan trọng dành cho mọi người để có thể phát triển khả năng mỹ thuật về sau.

Nguồn: thedrawingsoure

Wedsite : Mỹ thuật Art Land
Fanpage: Lớp dạy vẽ Art Land
Liên hệ chúng tôi:

  • Hotline: 0797426801
  • Tổng đài: 0899199926

Bài Viết Liên Quan:

Xem Nhanh

Scroll to Top