Tìm kiếm
CÁC NGUYÊN TẮC CỦA THIẾT KẾ (PHẦN 1)

Trong thiết kế và hội họa, sẽ luôn luôn có một số quy tắc mà ta cần phải tuân thủ để có thể cho ra được một bản thiết kế hoặc một bức tranh đẹp. Tính thẩm mỹ cũng như sáng tạo là chưa đủ, một bức tranh đẹp sẽ luôn hội tụ đầy đủ các yếu tố như các sắp xếp bố cục, sự cân bằng của chủ thể hay màu sắc… Sau khi có được những yếu tố này, bức tranh về mặt tổng thể sẽ trở nên hoàn thiện theo từng góc độ và rất khó bắt lỗi được từng chi tiết của nó.

Để hiểu rõ hơn về sự đa dạng trong các nguyên tắc thiết kế, các bạn hãy cùng ArtLand tìm hiểu vè các yếu tố thông qua bài viết dưới đây nhé.


I/ COMPOSITION (Bố cục)

Bố cục là sự sắp xếp các yếu tố thiết kế (element) nhằm tạo ra một hình ảnh hoàn chỉnh. Ta nên chú ý đến quy tắc 1/3 (Rule of thirds). Bức tranh “The Great Wave off Kanagawa” của bậc thầy danh họa Hokusai dưới đây sẽ mô tả kỹ hơn về quy tắc này.

Tạo một khung lưới vào tranh. Dựa theo quy tắc 1/3, ta nhận thấy đối tượng chính của tác phẩm nằm trên các khu vực giao nhau của lưới, thường những khu vực ngay nút giao này sẽ làm cho tác phẩm nổi bật hơn là khi đặt ở chính giữa.

Trong tranh của ông, làn sóng 1/3 từ bên trái vào và đỉnh 1/3 từ trên xuống – nó tạo ra khoảng trống ở bên phải, tránh để tranh trở nên lộn xôn, đồng thời nhấn mạnh các hoạt động ở bên trái và dưới cùng của tranh.

Một ví dụ khác về quy tắc 1/3 bên phải trong bố cục.

Nguồn: internet


II/ CÁC NGUYÊN TẮC TRONG THIẾT KẾ

1. Movement (Tính dòng chảy)

Movement là con đường mình tưởng tượng để đưa hướng mắt người xem đi từ điểm này đến điểm khác, thường là tới những vị trí nổi bật trong tác phẩm.

Movement được định hướng dọc theo các đường hoặc cạnh. Có nhiều loại đường khác nhau như thẳng, chéo, cong, ngoằn ngoèo, xuyên tâm,… tùy thuộc vào không gian và các loại đường mà bạn sử dụng.

Nguồn: thevirtualinstructor

Nhìn vào bức tranh, ta có thể thấy những đường chảy dọc theo tay vịn cầu thang, đưa mắt chúng ta theo vòng xoắn ốc. Cạnh và thành của cầu thang sẽ hướng chúng ta nhìn vào phần trọng tâm của tác phẩm. Ngoài ra, màu, hình dạng và các yếu tố khác cũng  thu hút sự chú ý của người xem.

2. Balance (Tính cân bằng)

Yếu tố cân bằng trong thiết kế bao gồm cân bằng đối xứng và bất đối xứng. Nguyên tắc này sẽ tập trung vào vị trí đặt và khoảng trống giữa yếu tố và kích thước. Nó an toàn và mang tính hoạt sắc hơn.

a) Symmetrical balance (Cân bằng đối xứng)

Đối xứng (symmetry) là hai vật thể đối lập và giống hệt nhau. (Ảnh: Pinterest)

b) Asymmetrical balance (Cân bằng bất đối xứng)

Cân bằng bất đối xứng là khi các yếu tố của hai bên có trọng lượng không đều nhau, khác nhau nhưng vẫn ổn định. Các yếu tố như màu sắc, giá trị, kích thước, kết cấu, hình dạng có thể được sử dụng để cân bằng cho tác phẩm.

Cân bằng bất đối xứng mang cảm giác hiện đại, dầy năng lượng và sức sống. Hình ảnh càng đa dạng, mối quan hệ giữa các yếu tố sẽ phức tạp hơn.

***Cân bằng màu sắc:

Bức ảnh dưới đây mang sắc đỏ đánh mạnh vào yếu tố chính, trong khi xanh dương với vàng nằm ở phần còn lại. Nhưng nếu nền xung quanh màu đỏ và căn nhà màu xanh, bức ảnh sẽ mang cảm giác quá tải và bị lệch. Chỉ nên có duy nhất một màu tối trong ảnh – bù lại ta có các màu sáng bao quanh, tổng thể tạo nên một bố cục ngay ngắn và cân bằng.

Được chụp bởi Glenn Sundeen (Nguồn: nyfa)

Trong bức tranh “Cái chết và sự sống” của Gustav Klimt, ông đã tách cả hai dựa theo tên tranh: Bên phải là một nhóm người, bên trái là ánh mắt đe dọa của thần chết và hình ảnh của ổng bị cô lập. Thần chết dù trông lớn hơn hình ảnh nhóm người, nhưng vẫn mang lại sự cân bằng về mặt tổng thể.

Death and Life – Gustav Klimt

Ngoài ra, trong bức tranh ”A Bar at the Folies-Bergère” của Édouard Manet, cô hầu gái đang nhìn về phía chúng ta. Manet đã đưa ra những yếu tố cân bằng về bố cục nằm ở những thứ xung quanh cô.

Bức tranh tập trung vào cô hầu gái – đối tượng chính ở đây. Hình ảnh phản chiếu đằng sau của cô mang tông màu tối và nặng nề hơn khi ở cùng một người đàn ông. Hai chiếc đèn tròn màu trắng treo lủng lẳng được thêm vào để cân bằng tổng thể.

A Bar at the Folies-Bergère, 1881-1882, Édouard Manet

Kèm theo đó, hướng từ hai chiếc đèn trở xuống, sự cân bằng bắt đầu được thể hiện rõ nhất qua rổ cam trên bàn cùng đầu bọc nắp rượu bằng giấy bạc.

Nhiều người sẽ không nhận ra được sự cân đối và tỉ mỉ trong tác phẩm của ông, đó là thứ dấu ấn đặc biệt mà các bậc thầy danh họa đã thể hiện.

3. Unity (Tính thống nhất)

Unity áp dụng các yếu tố tương đồng/ lặp lại để tạo ra tính nhất quán cho tác phẩm (các điểm, tinh thần, màu sắc, chủ đề,…). Mỗi nghệ sĩ luôn hướng tới sự thống nhất về mặt hình ảnh, phải đảm bảo rằng dù tác phẩm đa dạng màu sắc nhưng vẫn không bị lộn xộn.

Trong bức họa siêu thực ‘Golconda”, Rene Margitte đã đưa yếu tố lặp lại, đồng thời cũng giới hạn màu sắc. Sử dụng màu đơn sắc, chủ đạo là xám và tông pastel. Màu trắng xương của mặt tiền tòa nhà cùng những mảng ngói đỏ thắm cho thấy hình ảnh thường ngày luôn như vậy. Bầu trời mang màu xanh tái đã khai sáng tổng thể nhờ vào sự lặp lại của những người đàn ông, làm tăng tính kỳ ảo xuyên suốt bức tranh.

Tính thống nhất được giảm thiểu và cân bằng phần nào nhờ một phần tòa nhà màu xám đặt ở góc phải.

Rene Magritte – Golconda

 

Ngoài ra, mình sẽ cho thêm một ví dụ khác về tính thống nhất của nghệ sĩ Annette Messenger:

Những bức ảnh, văn bản viết tay được đóng khung đều được treo bằng những sợi dây. Sự thống nhất không chỉ thể hiện qua việc tất cả đều được nhóm lại với nhau mà còn nằm trong những chiếc khung màu đen.

Về ý nghĩa, trong bức ảnh là các bộ phận cơ thể bị cô lập: đầu gối, miệng, cổ họng.. Rồi ta bắt đầu nhận ra mỗi văn bản được đóng khung đều có mối quan hệ mật thiết với hình ảnh. Ví dụ: từ “dịu dàng” nằm ở bên cạnh cánh tay,…

Annette Messenger

Trong tác phẩm “The Dove” của Romare Bearden dưới đây, một nhóm người da màu với đa dạng kích thước, hình dáng khác nhau; hình ảnh của họ được cắt dán để tạo ra sự kỳ dị trong hình dạng cơ thể người. Song song với đó, ông còn sử dụng nhiều yếu tố thống nhất với nhau khác như tông màu xám, hình ảnh lặp lại của mọi người,…

Hình ảnh chú mèo trắng đưa chúng ta đi dạo trong khu phố, nhìn ngắm những hoạt động thường ngày của cư dân. Các mảnh ghép cắt dán được sắp xếp bất hợp lý với nhau mang cho người xem cái nhìn về sự tự do và bình yên của khu đô thị sầm uất trong văn hóa cùa người da màu tại Mỹ.

 

4. Variety (Tính đa dạng)

Variety sử dụng nhiều yếu tố khác nhau để ra đời một tác phẩm độc lạ và có tính tương phản mạnh. Các nghệ sĩ sẽ linh hoạt trong cách phối màu và lên kích thước, đường kẻ, kết cấu, hình dạng. Tuy nhiên, trong trường hợp có quá nhiều yếu tố, tính đồng nhất dễ mất đi, còn nếu quá ít thì thiết kế lại quá đơn giản. Vì vậy, nghệ sĩ cần phải lưu ý khi sử dụng nguyên tắc này vào trong tác phẩm của mình.

Trong bức họa của Kandinsky, các vòng tròn của ông đa dạng về kích cỡ và màu sắc chồng lên nhau tạo nên một bản nhạc du dương giữa vũ trụ bao la này.

Dưới đây là tác phẩm của Meow Wolf. Bức ảnh trông như một bản giao hưởng đầy màu sắc. Ngoài ra, còn có sự đa dạng của hình khối như hình khối hình học, hình khối tự nhiên, hình khối trừu tượng,… cũng như đa kết cấu bề mặt. Tác phẩm đưa người xem lạc vào thế giới âm nhạc điện tử của những năm 2000s và càng dần bị cuốn theo sự sôi nổi, hào nhoáng của nơi này một cách không lối thoát.

5. Rhythm (Nhịp điệu)

Rhythm hay sự lặp lại là các yếu tố tạo nên cảm giác chuyển động. Thông thường khi nhắc về nhịp điệu, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến âm nhạc và nhịp nhảy. Nhưng còn nhịp điệu trong nhiếp ảnh, thiết kế thì sao? Nó cũng như vậy thôi. Tùy theo cách mà tác giả đưa vào, nó có thể đứng yên hoặc chuyển động.

Trong bức tranh ”Bush Medicine Dreaming” của Gloria Petyarre, những dải lá chen chúc nhau tạo thành những đường gợn sóng uyển chuyển và mềm mại.

Nguồn: aboriginalartstore

Bức ảnh trên ghi lại hình ảnh Marcel Duchamp bước xuống cầu thang, trông như ông đang tự lặp đi lặp lại hành động của chính mình. Hình ảnh nhịp điệu từ đó rõ ràng hơn.

Marcel Duchamp (1952)

Và dưới đây là tác phẩm ‘Landscape with yellow birds” của Paul Klee. Càng nhìn vào tranh, ta có thể thấy các dải bạc mà ông đưa vào và lặp lại trong tác phẩm. Nhờ vào việc sử dụng các kỹ thuật tương đồng, sự lặp lại cũng diễn ra nhiều lần theo hình thức khác nhau. Và khi làm như vậy, mắt của chúng ta sẽ nhìn theo toàn bộ bố cục như thể đang đắm theo nhịp của chúng.

Sự đa dạng về sắc thái, ánh sáng cũng như bóng tối làm tăng tính chuyển động trong trong không gian huyền ảo. Cùng với đó, tư duy hóm hỉnh và nhạy bén của Paul Klee đã tạo nên một giai điệu vui nhộn.

Paul Klee luôn tìm kiếm để rồi đặt ra câu hỏi và khai thác tính cợt nhả trong tranh của mình. Ý nghĩa của nó luôn luôn là thứ gì đó mơ hồ đang dần được sáng tỏ của người nghệ sĩ và cho cả người thưởng lãm.

 

Nguồn: Jescia Hopper, DavidsonArtOnline

Như vậy, để có được một tác phẩm được xem là đẹp, những yếu tố trên thực sự rất quan trọng để ta lưu ý và thực hành trong quá trình thiết kế cũng như phác thảo bài vẽ. Nó sẽ yếu tố thu hút và dẫn mắt người xem đến tác phẩm của bạn. Chúc các bạn thành công!

Bài viết liên quan

Xem Nhanh

Lên đầu trang