Tìm kiếm
CÁC YẾU TỐ TRONG THIẾT KẾ – ĐIỂM, ĐƯỜNG, DIỆN

Với những bạn học thiết kế, hội họa hay bất kỳ môn nghệ thuật nào cũng đều nghe qua những câu đại loại như Các yếu tố trong thiết kế hay Bố cục trong thiết kế rồi phải không? Ngoài ý tưởng, kỹ thuật thực hiện ra thì ta hãy nên chú ý đến yếu tố quan trọng không thể thiếu khi tạo ra một tác phẩm nghệ thuật.

Điểm – đường – diện, bộ ba lý thuyết sẽ giúp các bạn sửa đổi và thiết kế tốt hơn. Cho nên hôm nay, Art Land đã tổng hợp bài viết này để các bạn hiểu rõ được những giá trị mà các yếu tố quan trọng này mang lại.

1. Điểm

Điểm là một dấu chấm, là một phần trong thiết kế. Điểm sẽ thu hút ánh nhìn của chúng ta đến nó, giống như một mục tiêu. Ta cũng có thể nghĩ về nó như một điểm trong không gian, liên quan đến cảm giác nhận thức không gian. Một điểm là dấu hiệu cơ bản nhất để thực hiện và nó là một trong những mô típ đầu tiên mà con người sử dụng trong thiết kế họa tiết. Điểm được tìm thấy hầu hết ở các nền văn minh trên trái đất.

Jar (Guan), Banshan phase (ca. 2650–2350 B.C.)

Fragment Bowl Syria (ca. 5600-5000 B.C)

Họa sĩ Kandinsky đã viết rằng điểm là thành tố đầu tiên trong nghệ thuật và ngắn gọn nhất. Theo ông, hình dạng lý tưởng của điểm là một vòng tròn nhỏ nhưng thực tế cũng có thể là bất kỳ dạng hình học nào, ông đã khái niệm hóa “điểm” như một yếu tố không chuyển động, nhưng lại gây hút mắt với cường độ cao. Ông thường đưa điểm vào những bức vẽ của mình để nhấn mạnh các khu vực trong không gian khác nhau.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

On White II (1923), Kandinsky

Bức tranh Ánh trăng ở Hà Lan cho thấy điểm – mặt trăng chi phối sự chú ý của bạn, khiến mắt bạn chú ý đến nó bất chấp sự phức tạp của những con thuyền bên dưới. Điểm là một yếu tố cơ bản nhất giúp trọng tâm của tác phẩm gây sự chú ý.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Moonlight in Holland (1819-1900), Paul-Jean Clays


2. Đường

Đường là một chuỗi kết nối hai điểm. Đường thẳng có thể chia ra thành 3 loại: đường hiện (liền), đường ẩn (một chuỗi dấu hiệu nối tiếp nhau) và đường cạnh theo hình dạng.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Dưới đây là 3 loại đường trong bức ảnh của Max Dupain. Chúng tôi có các đường hiện của cây nhánh, đường ẩn là sự kết nối những chiếc ô tô và các đường cạnh, bóng của các sự vật. Tất cả các đường trong bức ảnh tạo thành cấu trúc cơ bản để dẫn dắt người xem.

 

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Đường bạn chọn sẽ tạo ra cảm xúc với người xem. Những đường sắc bén có thể cho cảm giác nguy hiểm hoặc hung hãn cho ra các chuyển động thất thường, nhanh chóng. Các đường thẳng tạo cảm giác khó nhọc, máy móc và cho ra chuyển động nhanh, trực tiếp trong mắt người xem. Các đường cong tạo ra chuyển động mềm mại giúp người xem cảm thấy an toàn, thân thiện.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Trong một ấn phẩm Nhật Bản nói về hai diễn viên múa kiếm, hành động này được truyền tải bằng cách sử dụng các đường nét sắc bén để thay đổi hướng, các đường sắc bén cũng thường kết nối với sự nam tính.  Ngược lại, các đường cong sẽ liên hệ đến sự nữ tính và đa phần đến thiên nhiên. Nữ vũ công được tạo hình với nhiều đường cong mềm mại. Những đường nét này khiến cô ấy trở nên duyên dáng và mang lại cảm giác  nhẹ nhàng trôi chảy trái ngược với các vũ công nam. Trong cả hai trường hợp, các đường đã góp phần kết nối cảm xúc của điệu nhảy.

Bức ảnh đầy tâm trạng này của Lissitzky đưa những đường thẳng mạnh mẽ để nhấn mạnh bản chất cơ khí cứng nhắc của cấu trúc nơi đó. Nó cũng tạo ra tính chuyển động trực tiếp xuyên suốt bức ảnh. Cảm giác này tăng lên bởi sự tương phản cùng các đường cong tự nhiên của đám mây.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

El Lazo Lissitzky Hamburg Docks (1926)

Các đường ngang và dọc đan vào nhau sẽ tạo ra cảm giác ổn định. Piet Mondrian mang cảm giác bình tĩnh, bất động của các đường ngang – dọc mạnh mẽ, để cho ra hình ảnh cân bằng và ổn định.

Bức tranh Chiến thắng của Titus sử dụng đường ngang từ cầu thang và tạo ra các đường thẳng đứng, ngụ ý từ tư thế đứng thẳng của các nhân vật. Hai hệ đường này kết hợp với nhau và tạo ra một tổng thể ổn định.

Sir Lawrence Alma-Tadema, The Triumph of Titus

 

Bố cục các đường chéo tạo cảm giác phấn khích và hành động.

Yoshiku tạo hai đường chéo bằng thanh kiếm và bao kiếm, cắt ngang những đường chéo của gió và theo hướng ngược lại với cơ thể của samurai. Những góc tương phản này mang đến sự hành động linh hoạt trong trận chiến trong mắt người xem.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Taiheiki eiyu den, Yoshiiku (1867)

Bacioni đã sáng tác một bức tranh theo chủ nghĩa tương lai, sự chuyển động tập trung vào tốc độ cũng như công nghệ đầu thế kỷ 20. Ông muốn mô tả sự năng động của một người đi xe đạp, từ việc xây dựng những đường góc cạnh, tạo cảm giác chuyển động trừu tượng của một người đi xe đạp hướng về phía trước. Ngoài ra, ông còn kết hợp các đường chéo với các đường cong ngắn, góc cạnh để gia tăng sự chuyển động, cho người xem liên tưởng đến gió.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Umberto Boccioni, Dynamism of a Cyclist (1913)


3. Diện

Khi một đường di chuyển, nó sẽ tạo thành diện. Chúng ta có thể thấy diện hiện hữu theo 3 kiểu:

a. Hình dương

Đây là hình dạng tích cực, hiện hữu cụ thể trong không gian.

***Ví dụ: Trong “Cuộc đấu tay đôi” của Gérôme sau lễ hội hóa trang, các hình bên trái là một phần của không gian hiện hữu nhưng ông đã cố ý sắp đặt nhóm người đó để cho ra một hình tam giác, nó được coi là một hình dạng tích cực.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Jean-Léon Gerôme, The Duel After the Masquerode, 1857 – 1859

 

b. Hình âm

Là khoảng không gian có hình dạng nhưng không gian xung quanh nó đã bị lấp bởi các hình thật. Đây là hình dạng âm, khoảng âm trong không gian.

***Ví dụ: Trong bức tranh “St.Sebastian Succoured by Holy Women”, phần nền là cây cối um tùm đan xen nhau để lại một khoảng không gian âm, không gian âm này trông như một hình tam giác lơ lửng trên mọi người đang sinh hoạt làm gì đó.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Jeans-Baptiste Camillie Corot, Holy Woman (1851-1873)

 

c. Hình ẩn

Là hình ảnh được gợi lên từ các đường nét, sự vật đã hiện hữu trong tranh. Chúng được tạo ra liên tiếp từ những phần còn lại trong bức tranh và sẽ dẫn dắt để mắt chúng ta có thể tự lấp những chỗ thiếu, cho ra được hình dạng này.

 

***Ví dụ: Trong một tác phẩm của Dujin, đường cong dài của cây và các nhánh rủ xuống, liên kết với hai người vợ đứng dưới sau đó men theo đường cong của những tảng đá dẫn trở lại cái cây. Điều này ngụ ý mang hình ảnh bầu dục có chứa đối tượng và nhóm chúng lại với nhau.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

 

Hình dạng dương, hình dạng âm, hay hình dạng ẩn đều quan trọng như nhau đối với hội họa. Để tạo ra một bức vẽ, ta cần phải có ý thức về hình dạng và cách chúng liên quan đến lẫn nhau

Khi vẽ, chúng ta cũng phải xem xét độ nhận dạng của hình ảnh đó đối với người xem. Điều này đặc biệt cần thiết trong thiết kế hoặc phim hoạt hình bởi vì nó tạo được góc nhìn trừu tượng trong cuộc sống. Có nghĩa là nó phải được lên kế hoạch rõ ràng để truyền đạt ý tưởng. Để đảm bảo thiết kế dễ nhận dạng, người thiết kế sẽ đặc biệt chú ý đến bóng của đối tượng trong tác phẩm. Bóng được tạo ra sau khi loại bỏ tất cả các chi tiết bên trong hình dạng và bôi đen nó. Bóng nếu được thiết kế tốt sẽ giúp người xem nhận dạng được rõ ràng và không bị nhầm lẫn.

***Ví dụ: Hai nhân vật của Tiến sĩ Sullivan vẫn được nhận dạng rõ ràng bằng hình bóng của họ. Dù họ có quay lưng lại nhau thì hình dáng cơ thể vẫn khác nhau. Một người chiếc mũ vuông cao và người còn lại với một chiếc mũ tròn ngắn sẽ cho khán giả phân biệt được hai nhân vật ngay lập tức.

 

Điều này cũng áp dụng cho tất cả những gì liên quan đến hội họa và thiết kế, không chỉ là phim hoạt hình.

****Ví dụ như Bức tranh “Two Men Contemplating the Moon” thể hiện sự mạnh mẽ, gai góc của hai nhân vật và cây cối xung quanh, làm cho bức tranh trông rõ ràng và quyến rũ hơn.

***Một ví dụ khác là Hiroshige cũng tạo ra hình bóng mạnh mẽ của cây cối và nhân vật. Ông xếp thêm một lớp bố cục của mình với bóng của ngọn đồi xa với một người đi bộ. Sự cẩn thận khi vẽ bóng và cân bằng các hình dạng cho chúng rõ ràng và dễ nhận diện hơn.

Hình dạng cũng có thể chia thành 2 loại: hình dạng hình học và hình dạng tự nhiên.

+ Hình dạng hình học

Là các hình toán học lặp lại theo các hình tròn, tam giác, vuông hoặc các hình dạng đồng nhất tương tự. Thường thì dạng hình học có xu hướng mang cảm giác nhân tạo, những thứ do con người làm ra. Bản khắc gỗ dưới đây tái hiện ngôi đền Shinto, sử dụng các hình học là chữ nhật, tam giác để nhấn mạnh vào nó, làm nổi bật bằng cách nhấn mạnh vào nó với các yếu tố tự nhiên của khu rừng xung quanh.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

+ Hình dạng tự nhiên

Là những hình dạng bất thường và không theo toán học, liên quan nhiều đến yếu tố tự nhiên. Bức vẽ của Ogata Gekko thể hiện linh hồn của cây anh đào, ngăn chặn một ai đó có ý định chặt nó. Gekko sử dụng hình dạng hữu cơ để vẽ nên các đường nét của cây. Ông liên kết hình ảnh linh hồn với cây bằng cách lồng phần áo choàng của cô gái uốn lượn theo hình dạng cây. Điều này thể hiện mối liên hệ của cô gái với cây anh đào và úp mở về việc cô không thuộc thế giới thực.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

 

Hình dạng cũng có thể mang cảm xúc. Hình dạng nhọn mang cảm giác chuyển động hoặc có tính đe dọa như lửa hoặc răng nhọn. Hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tam giác để nằm trên mặt phẳng tạo cảm giác ổn định như các tòa nhà hoặc trụ cột. Các hình bo tròn tạo cảm giác thoải mái và an toàn như bóng bay hoặc gối, bất kể nó là một hình âm, hình dương hay hình ẩn, kể cả các dạng hình học và hình dạng hữu cơ .

Bức tranh nổi tiếng của Hokusai là “Under the Wave off Kanagawa”, được thiết kế với nhiều đầu nhọn ở làn sóng trông như răng hoặc móng vuốt, hàm ý đe dọa những người đàn ông trên thuyền. Điều này khiến cho yếu tố thiên nhiên trở thành một con quái vật hung ác. Toàn bộ bố cục được tạo thành từ nhiều hình tam giác và hình nhọn, khiến cho ta có cảm giác những con thuyền đang gặp nguy hiểm và cho thấy sức mạnh của thiên nhiên.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Trong bức tranh “Interior with a young couple”, Pieter De Hooch đã vẽ nội thất với họa tiết thiết kế chính là hình vuông và hình chữ nhật đứng, khiến người xem cảm nhận được sự ổn định. Các đường chéo trong bức tranh cũng chỉ là từ cạnh hình vuông hoặc hình chữ nhật trong phối cảnh. Việc sử dụng tất cả các hình vuông và hình chữ nhật tạo cảm giác thiết kế cực kỳ ổn định và có tính tĩnh.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Căn phòng hình chữ nhật của Hooch trông rất ổn định, nhưng thực chất hình dạng ổn định nhất lại là hình tam giác đặt nằm trên mặt phẳng. Trong khi một tam giác nghiêng trong không gian sẽ tạo cảm giác năng động hoặc không ổn định thì một hình tam giác đặt nằm trên mặt phẳng ngang thì ổn định và khó di chuyển nhất. Điều này dựa vào cơ sở phân tích vật lý trong thực tế.

Charles Camino vẽ người bán rong Ả Rập với tư thế thiền định, trông một hình tam giác ngồi trên mặt phẳng, đặt ở vị trí thấp trong bức tranh. Điều này không những tạo sự ổn định mà còn tạo cho hình tam giác trọng lực đẩy xuống đáy bức tranh, sao cho nhân vật trông thật bình tĩnh, cân bằng và rất ổn định.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

Bức tranh về nhà triết học Diogenes của họa sĩ Gerome, mô tả ông đang ngồi thoải mái trong nhà – là một cái nồi đất lớn của ông với những chú chó bao quanh. Những chú chó này là biểu tượng cho chủ nghĩa yếm thế* của ông. Vòng tròn lớn của cái nồi chiếm ưu thế trong bức tranh và vòng tròn đó chứa ông – Diogenes, khiến người xem có cảm giác rằng ông được an toàn và bảo vệ trong nơi ở khiêm tốn. Nhưng khi chúng ta kết hợp tất cả các yếu tố trong bức tranh, sẽ có một ý nghĩa truyền tải khác.

Trong cấu trúc cơ bản từ bức tranh của Gerome, ngoài vòng tròn lớn, ta có hệ thống các đường ngang dọc đan nhau, thêm vào đó là hình tam giác ổn định từ Diogenes ở dạng nằm, được bảo vệ trong nồi tròn. Những chú chó đại diện cho chủ nghĩa yếm thế tạo thành các hình tam giác ổn định, tách Diogenes khỏi xã hội phía sau. Đó cũng là những gì Diogenes đã làm khi sống, ông chỉ trích xã hội và cô lập mình với thế giới bên ngoài. Gerome sử dụng các yếu tố của thiết kế để kể chuyện về Diogenes, giúp chúng ta cảm nhận được sự cô độc của ông.

yeu-to-trong-thiet-ke-diem

 

Qua những thông tin tổng hợp trên, các bạn hẳn cũng nắm được những yếu tố quan trọng trong bố cục. Khi thiết kế hoặc vẽ, hãy nghĩ về những gì bạn muốn khán giả cảm nhận được những yếu tố tạo hình nào sẽ gợi lên cảm xúc đó. Và từ đó, từng bước từng bước thể hiện của bạn sẽ gây ấn tượng cho người xem và họ sẽ hiểu được những gì bạn muốn truyền tải.

Nguồn: Drawsh Studio

Bài viết liên quan

Xem Nhanh

Scroll to Top