Tìm kiếm
LUYỆN TẬP ĐÁNH BÓNG CÁC SẮC ĐỘ

Đến với chì, sắc độ đánh bóng chính là điểm mấu chốt để quyết định bản vẽ có được đánh giá cao hay không. Thế nên việc luyện tập đánh bóng sắc độ sao cho hợp lý luôn là những nỗi băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ và những người có đam mê vẽ ở mọi lứa tuổi. Cho nên, nếu bạn là một trong những đối tượng trên thì bài viết này chính là dành cho bạn!

 

Đánh bóng là một bước quan trọng trong quá trình vẽ. Bước dựng hình tốt là đã đạt được một nửa chặng đường, đánh bóng tốt thì mới thể hiện được hình ảnh không gian ba chiều của bài vẽ. Sáng, tối, trung gian và bóng đổ là những khái niệm cơ bản.
Một trong những phương pháp tốt nhất để quen với các giá trị sắc độ là vẽ thang giá trị sắc độ.
Giá trị sắc độ được định nghĩa là mức độ sáng hay tối của một thứ gì đó và được sử dụng trong bản vẽ để mô tả ánh sáng và bóng tối. Không có ánh sáng và bóng tối, chúng ta không thể vẽ (hoặc nhìn thấy) bất cứ thứ gì, vì vậy khái niệm này rất quan trọng.
Tâm trạng, không gian, bố cục và độ tin cậy của hình ảnh: tất cả đều dựa vào giá trị sắc độ. Nếu cấu trúc giá trị sắc độ của bạn sụp đổ, bài vẽ của bạn cũng vậy!


THANG GIÁ TRỊ

Thang giá trị là một hệ thống tổ chức các giá trị, bao gồm 9 giá trị từ trắng đến đen, với một vài màu xám ở giữa. Những sắc thái của màu xám này tạo nên hình ảnh trung gian trong bản vẽ, và giúp tạo ra ảo ảnh về chiều sâu và không gian ba chiều.

LUYỆN ĐÁNH BÓNG TRÊN THANG GIÁ TRỊ

 

Bài tập này khó hơn tui tưởng! Rất khó để xác định một giá trị này tối hơn giá trị trước bao nhiêu và cho ra chín giá trị bằng nhau mà không cần nhìn vào thang đo sau khi hoàn tất.

Đây là bài tập trung về việc so sánh các giá trị, giúp bạn nhận ra được những sự thay đổi một cách tinh tế. Quan sát và vẽ các giá trị này sẽ xác định mức độ thuyết phục bạn có thể tạo ra hình thức, không gian và chiều sâu trong bản vẽ của bạn. Nó sẽ giúp bạn cải thiện mắt và tập cho bạn quan sát tốt hơn. Bạn cũng sẽ kiểm soát được bản vẽ của mình và hiểu được thế nào là đúng sắc độ.

HỌA CỤ CẦN THIẾT

Một bảng vẽ với bề mặt tốt; giấy vẽ Canson (giấy vẽ dùng luyện tập vẽ chì); Bút chì (HB, 2B, 4B, 6B); Tẩy.

 

Trong bài hướng dẫn này, tui đang sử dụng bút chì than. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các loại chì khác như than củi, than chì, conte, v.v … Dù sao thì khuyến cáo duy nhất của tui là nên sử dụng chì đen thay vì chì màu, vì mục đích của bài tập này là tìm hiểu về giá trị sắc độ và màu đen dễ sử dụng khi bắt đầu hơn so với các màu sắc khác.

CÁCH VẼ THANG GIÁ TRỊ SẮC ĐỘ

1. Sử dụng thước kẻ, vẽ 9 ô vuông đều nhau và thẳng hàng.

 

2.  Để có thể nhận biết được sự thay đổi về giá trị sắc độ, bạn cần tô phần tối nhất và sáng nhất trước tiên

 

Với cách này, bạn có hai giá trị để tham chiếu các sắc độ khác nhau.
Sử dụng quy trình tương tự khi vẽ thang giá trị và bắt đầu bằng cách thiết lập giá trị sáng nhất (giá trị 1) và giá trị tối nhất (giá trị 9). Trên giấy trắng, tui sẽ để trống ô 1 giá trị và sử dụng bút chì 6B để điền vào ô 9 giá trị. Đừng lo lắng nếu thang giá trị không hoàn hảo.

 

3. Bây giờ, ta có hai giá trị đặc biệt của tháng giá trị sắc độ: tối nhất, sáng nhất

 

4. Bước tiếp theo là thiết lập giá trị trung bình: giá trị 5

 

Ước tính giá trị trung gian 5 là khi ta hòa trộn 50% màu trắng với 50% màu đen. Sau khi bạn đã rút ra nhiều giá trị hơn trên thang đo, bạn sẽ dễ dàng biết được mức độ chính xác và làm sáng – tối giá trị 5 khi cần thiết. Vì ta sẽ phải liên tục điều chỉnh các giá trị của mình nên đừng lo lắng việc phải trở nên hoàn hảo lúc bắt đầu.

 

Bây giờ bạn có giá trị trung bình ước lượng, bạn có thể chọn bắt đầu bằng giá trị 2 hoặc giá trị 8 và làm việc hướng tới giá trị 5. Tui bắt đầu với giá trị 2. Điền đầy đủ giá trị tổng thể vào ô.

 

 

Mẹo nhỏ: Các giá trị lân cận trên thang đo phải tương tự nhau, khi bạn đặt chúng cạnh nhau và nheo mắt lại: chúng gần như hợp nhất với nhau. Ví dụ, nheo mắt và nhìn:

 

 

Lưu ý: rằng việc xác định chính xác ranh giới giữa các giá trị lân cận trở sẽ khó khăn. Sử dụng kỹ thuật này để giúp bạn đánh giá độ chính xác của các giá trị khi bạn vẽ thang đo.

 

5. Tiếp tục điền vào các giá trị 3 và 4 trên thang đo

Liên tục đánh giá độ chính xác các giá trị hiện tại. Ví dụ, trong hình trên tui nhận thấy giá trị 5 quá tối. Tui làm sáng nó bằng cách sử dụng các kỹ thuật được mô tả dưới đây.


SỬ DỤNG TẨY ĐỀ ĐIỀU CHỈNH

Trong bài tập này, bạn sẽ sử dụng tẩy đất sét giống như công dụng của bút chì. Bạn có thể xem nó như chì trắng – có thể được tạo hình thành nhiều dạng khác nhau để giúp bạn điều chỉnh các giá trị của mình.
Cục tẩy cũng là một công cụ vẽ quan trọng mà bạn cần luyện để sử dụng thuần thục. Nó giống như chì than trắng, việc sử dụng tẩy là để lấy lại những mảng sáng và điều chỉnh sắc độ theo ý mình mà không làm bẩn bài vẽ.
Ví dụ: muốn làm sáng toàn bộ thang giá trị, tui sẽ dùng tẩy xóa và chải nhẹ vào ô giá trị.

 

 

Chúng ta sẽ cần thực hành nhiều hơn để có thể nắm bắt được kỹ thuật tuyệt vời đó. Gôm tẩy cũng có thể được định hình thành các điểm giống như bút chì và ta sử dụng nó để chọn ra các “điểm tối” trong mỗi giá trị.

Tiếp tục điền các giá trị 6 đến 8, điều chỉnh các giá trị cho đến khi bạn hoàn thành thang đo!

 

Theo www.thedrawingsource.com

Thế là ta đã hoàn thành xong các bước vẽ thang sắc độ rồi, các bạn có thể tự luyện tập tại nhà hoặc nếu muốn nắm rõ hơn về kỹ thuật thì hãy đến khóa luyện thi vẽ của Lớp dạy vẽ Art Land để được các thầy cô hướng dẫn và truyền đạt thêm nhé.

 

Bài Viết Liên Quan:

tag: luyện tập đánh bóng, cách đánh bóng tĩnh vật, cách vẽ đậm nhạt bằng bút chì, cách đổ bóng trong vẽ, các bước vẽ tĩnh vật lọ hoa và quả

Xem Nhanh

Scroll to Top