Ngành Mỹ thuật đô thị là một ngành khá mới mẻ với những bạn trẻ yêu thích nghệ thuật, ngành có sự giao thoa của rất nhiều ngành khác nhau và việc phát triển loại hình mỹ thuật gắn kết trong không gian kiến trúc dần trở nên một nhu cầu cấp bách và thiết yếu.
Chính vì thế, chuyên ngành này sẽ giúp cho các bạn có cơ hội cho ra đời những tác phẩm có tính mỹ thuật cao, ứng dụng cao tại các công trình công cộng. Sau đây, hãy cùng Art Land tìm hiểu về loại hình nghệ thuật mới mẻ này nhé.
1. Mỹ thuật đô thị là gì?
Mỹ thuật đô thị phản ánh cách chúng ta nhìn vào thế giới xung quanh – cách mà các nghệ sĩ phản ứng đối với thời gian và địa điểm cụ thể, kết hợp với cảm xúc về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên.
Mỹ thuật đô thị – Public Art.
Mỹ thuật đô thị hay Public Art không phải là nghệ thuật “khuôn mẫu”. Một tác phẩm có thước lớn hoặc nhỏ, có thể cao 50 feet hoặc thu hút sự chú ý từ các phiến đá bên dưới. Hình dáng có thể trừu tượng hoặc trông thực tế (hoặc cả hai), trải qua những công đoạn như đúc, chạm khắc, xây dựng, lắp ráp hoặc sơn. Tác phẩm thường đặt tại một khu vực cụ thể hoặc đứng một cách nổi bật với môi trường xung quanh.
Điiểm đặc trưng của Mỹ thuật đô thị là sự kết hợp độc đáo về cách nó được tạo ra, nó được đặt ở đâu và ý nghĩa của nó. Mỹ thuật đô thị thể hiện giá trị cộng đồng, nâng cao môi trường, biến đổi cảnh quan và nâng cao nhận thức hoặc đặt câu hỏi cho các giả định của chúng ta. Luôn được đặt trong các khu vực công cộng, nó dành cho tất cả mọi người, một hình thức biểu hiện tính cộng đồng tập thể.
2. Ai là người thưởng thức tác phẩm?
Trong một xã hội đa dạng, nghệ thuật luôn xứng đáng được thu hút sự chú ý, đó là điều ta cần làm. Đã từng có tác phẩm nghệ thuật công cộng nào mà không gây ra tranh cãi? Ý kiến phổ biến đa dạng là không thể tránh khỏi và nó là một dấu hiệu lành mạnh cho thấy môi trường công cộng được thừa nhận chứ không phải bị bỏ qua.
Ở một mức độ nào đó, mọi dự án Mỹ thuật đô thị là một quá trình tương tác với các nghệ sĩ; kiến trúc sư; chuyên gia thiết kế; cư dân cộng đồng; lãnh đạo; chính trị gia; cơ quan phê duyệt; cơ quan tài trợ và đội xây dựng. Sự thách thức trong quá trình xã hội này nên tăng cường hơn là bị giới hạn sự tham dự của nghệ sĩ.
3. Các loại hình Mỹ thuật đô thị
Hầu hết các sản phẩm Mỹ thuật đô thị đã tồn tại từ thời cổ đại được thực hiện từ nhiều loại đá – có nghĩa là đài kỷ niệm tang lễ, tượng và tác phẩm điêu khắc tôn giáo hoặc kiến trúc khác. Tuy nhiên ngày nay, ngành Mỹ thuật đô thị đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm từ nghệ thuật trang trí; mỹ thuật và nhựa.
Cũng như kiến trúc và điêu khắc, loại hình này bao gồm hội họa, kính màu, gốm sứ, khảm và tấm thảm; cũng giống với nhiều hình thức nghệ thuật đương đại khác như Earthworks, Assemblage, Installation Art (Nghệ thuật sắp đặt), Performing Art (Nghệ thuật trình diễn)… Trong đó, nó được thể hiện qua các màn hình chiếu chớp nhoáng, các triển lãm pop-up tạm thời hoặc các công trình kiến trúc để kỷ niệm các sự kiện cụ thể như Millennium Dome ở London.
4. Địa điểm và vị trí cho Mỹ thuật đô thị
Các khu vực dành cho Mỹ thuật đô thị thường nằm ở các trung tâm đô thị và có thể bao gồm cả quảng trường hoặc khu vực dành cho người đi bộ, đường chính. Gần các tòa nhà công cộng như văn phòng chính phủ, tòa án pháp luật, tiện ích và trung tâm giao thông, sân bay, bảo tàng và thư viện, trường đại học hoặc khuôn viên đại học…
Ngoài ra, các tác phẩm nghệ thuật công cộng có thể được bố trí bên trong các văn phòng chính phủ quốc gia hoặc địa phương, cũng như các nhà thờ hoặc những nơi thờ phụng công cộng khác. Một số tác phẩm nghệ thuật công cộng (các công trình về môi trường) có thể nằm ở các vùng sâu vùng xa; các loại hình nghệ thuật công cộng khác (màn hình ba chiều, màn pháo hoa) có thể chiếu lên bầu trời đêm. Nghệ thuật tạo từ màn hình máy tính cũng đang dần trở thành một hình thức nghệ thuật không thể thiếu sau này.
5. Lịch sử của Mỹ thuật đô thị
Hy Lạp là đất nước tuyệt vời khi mà có đa phần người dân ủng hộ tôn giáo và loại hình Mỹ thuật đô thị (chủ yếu là điêu khắc) từ rất sớm, có khả năng được cộng đồng chiêm ngưỡng và đánh giá cao. Một ví dụ về nghệ thuật công cộng ở Hy Lạp cổ đại là Parthenon (c.447-422 TCN) trên Acropolis ở Athens. Sau đó, các nhà chức trách La Mã đã dựng lên những bức tượng được điêu khắc mọi góc của Hoàng đế La Mã để chứng minh sự uy nghi của Rome.
Khái niệm về thẩm mỹ và tuyên truyền trong cộng đồng được Pagan thực hiện mạnh mẽ cũng giống như cộng đồng tôn giáo Kitô hữu sau này. Nhà thờ La Mã chịu ảnh hưởng của Giáo hội phương Đông đã cho ra đời những bức tranh khảm Ravenna rực rỡ, trong khi Rome xây dựng các nhà thờ thời Trung cổ, La Mã và phong cách gothic vĩ đại của Pháp như Chartres, Rheims, Amiens và Notre Dame de Paris.
Các tòa nhà đồ sộ được trang trí bởi các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo tuyệt đẹp bao gồm các bức tượng, nghệ thuật khảm, điêu khắc, nghệ thuật bậc thang và nghệ thuật thủy tinh màu – được thiết kế để truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Điêu khắc thời trung cổ (400-1000); Điêu khắc Romanesque (1000-1200) và Điêu khắc Gothic (c.1150-1280).
6. Các mốc thời gian phát triển
a. Thời kỳ Phục hưng – Renaissance Public Art (c.1400-1600)
Cũng không lạ mấy khi đây chính là thời kỳ vàng của Phục hưng Ý, các tác phẩm của thời kỳ này lại không giống như Thời Phục hưng của phương Bắc, được tài trợ bởi các nhà thờ và chính quyền địa phương. Một số tác phẩm mang âm hưởng của Đức Chúa được ra đời mạnh mẽ như Tranh tường ở Nhà nguyện Scrovegni của Giotto tại Padua, tượng David của Danatello và những tác phẩm điêu khắc bằng cẩm thạch Pieta và David của Michelangelo.
b.Thời kỳ Baroque – Baroque Public Art (c.1600-1700)
Một cuộc vận động tuyên truyền tôn giáo mạnh mẽ vào thế kỷ thứ 17 được khởi xướng bởi nhà thờ Công giáo để giành lại sự uy nghiêm và quyền lực dưới Cải cách. Cuộc Cải cách này được sử dụng thông qua tính bi kịch của trường phái Kiến trúc Baroque, truyền cảm hứng Nghệ thuật Kinh thánh trong các tác phẩm điêu khắc và hội họa để nhắn nhủ đến những người đi thưởng lễ tại các nhà thờ ở châu Âu.
c. Mỹ thuật đô thị 1700 – 1900
Xuyên suốt thế kỷ 18 – 19, phần vì các tác phẩm không còn đóng vai trò chính trong các nhà thờ Công giáo, mỹ thuật đô thị tại phương Tây phần lớn bị hạn chế trong các khu vực tưởng niệm của các giám mục, vua chúa và một số vị anh hùng lịch sử khác, cùng như trong các công trình kiến trúc khác. Tại Mỹ, điều này như một minh chứng để cho ra những công trình kiệt tác kiến trúc công cộng như tòa nhà Capitol, Cơ quan Smithsonian tại Washington DC, Tượng Nữ thần Tự do tại New York…
d. Mỹ thuật đô thị thế kỷ 20
+ Mỹ thuật đô thị phục vụ tổ quốc
Mỹ thuật đô thị trong thế kỷ 20 và 21 đã mở rộng đáng kể về chức năng; hình thức và phương tiện truyền thông. Sự phát triển của đất nước đã mở rộng chức năng của nghệ thuật công cộng.
Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa nhằm tôn vinh những thành tựu của Chế độ thông qua các áp phích anh hùng hoành tráng, hội họa và điêu khắc.
+ Graffiti
Thuật ngữ này bắt nguồn từ từ Ý ‘graffio’, đề cập đến ‘nghệ thuật đường phố’ bất hợp pháp được rải hoặc sơn trên các tòa nhà; trong các khu vực đô thị công cộng bởi những ‘nghệ sĩ đường phố’. Bốn họa sĩ đường phố nổi tiếng nhất là Keith Haring (1958-90), Jean-Michel Basquiat (1960-88), Banksy (b.1973-4) và David Wojnarowicz (1954-92), họ là những người đi tiên phong cho các phong trào nghệ thuật đương đại mới, nghệ thuật đường phố graffiti bao gồm territorial graffiti và graffiti stencil.
Thuật ngữ ”nghệ thuật đường phố” mang hơi hướng graffiti truyền thống, cách sắp xếp giống như các bức áp phích đường phố; chiếu video và sắp đặt trên đường phố. Nó thường được sử dụng để phân biệt các tác phẩm nghệ thuật không gian công cộng hiện đại. Cả hai hình thức “tác phẩm nghệ thuật” tự do này đều không nằm trong định nghĩa của nghệ thuật công cộng, nó nằm ngoài tài trợ bởi chính phủ.
+ Mỹ thuật đô thị truyền thống
Nghệ thuật công cộng cũng bao gồm các tác phẩm truyền thống như điêu khắc tưởng niệm, điêu khắc kiến trúc như Spire of Dublin của Ian Ritchie được gọi là ‘spike’, tác phẩm điêu khắc thuần túy như Chicago Picasso và tranh tường như bức tranh sơn dầu Guernica, 1937 của Pablo Picasso.
+ Mỹ thuật đô thị đương đại
Những nghệ sĩ nổi tiếng bao gồm Louise Bourgeois (Maman, 1999, Guggenheim Museum Bilbao); Jean Tinguely (Stravinsky Fountain, 1983, Pompidou Centre forecourt); Claes Oldenburg (Apple Core, 1992, Israel Museum, Jerusalem); Bruce Nauman (Green Light Corridor, 1970, Samuel R Guggenheim Museum NY); Richard Serra (Tilted Arc, 1981)
7. Chi phí thực hiện dự án
Trong thời gian gần đây, chính quyền đô thị đã cho ra các chính sách mới về việc gây quỹ, liên quan đến việc đầu tư xây dựng các tòa nhà công cộng (theo Bảng kế hoạch chi phí dành cho tác phẩm nghệ thuật). Vì đây là công trình mang tính đặc thù, nên ta sẽ chỉ bỏ ra 1% chi phí xây dựng của dự án (chi phí có thể tăng tối đa) để chính phủ có thể mua tác phẩm đã được trưng bày cho công chúng.
8. Một số tác phẩm nghệ thuật công cộng
Ngoài vẻ đẹp của kiến trúc, các bảo tàng cũng mang rất nhiều tác phẩm nghệ thuật thời tiền sử, hội họa, điêu khắc; tranh in cùng các tác phẩm trên giấy khác. Ngoài ra, gốm sứ, khảm tranh (mosaiac), nghệ thuật thủy tinh; kim loại, thảm trang trí; thư pháp, cũng như các hình thức nghệ thuật hiện đại khác như Sắp đặt và video nghệ thuật cũng được phát triển rộng rãi.
Có thể nói rằng nghệ thuật công cộng là loại hình nghệ thuật tuyệt nhất trong thời buổi hiện đại bao gồm hệ thống bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật công cộng toàn cầu. Các tổ chức họ đều mang lại những lợi ích nghệ thuật riêng biệt cho cộng đồng cũng như mang đến sự giao tiếp giữa con người và nghệ thuật với nhau.
Rất nhiều bảo tàng lớn trên thế giới cùng với kho tàng nghệ thuật đồ sộ được mở cho công chúng như Phòng trưng bày Uffizi tại Florence, Bảo tàng Hermitage tại St Petersburg, Bảo tàng Pinakothek tại Munich, Bảo tàng Victoria and Albert tại London, và dĩ nhiên là Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Bảo tàng Samuel R Guggenheim và Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York…
Lĩnh vực nghệ thuật của nước ta đang trên đà phát triển nên có thể sắp tới Mỹ thuật Đô thị sẽ là một ngành hot không thua kém so với các ngành khác đâu nhé, nhất là đối với những bạn yêu và đắm chìm vào nghệ thuật đương đại.
Như vậy, với những bạn có ý định theo đuổi ước mơ tạo ra những tác phẩm nghệ thuật trên khắp con đường, cho thành phố của mình thêm màu sắc và mang tính giá trị nghệ thuật cao thì Mỹ thuật Đô thị sẽ là một ngành học tuyệt vời dành cho chúng ta.
Bài Viết Liên Quan :
Tag: mỹ thuật đô thị là gì, các tác phẩm mỹ thuật đô thị, mã ngành mỹ thuật đô thị, ngành mỹ thuật đô thị ở nước ngoài, mỹ thuật đô thị bao nhiêu điểm, kiến trúc cảnh quan, quy hoạch vùng và đô thị, ngành thiết kế đô thị, mỹ thuật đô thị tiếng anh là gì, các ngành đào tạo đại học kiến trúc tp hcm.