Luyện thi Kiến Trúc dành cho ai? Bạn là người thích ngắm, sưu tầm các hình dáng độc đáo, lạ mắt của những căn nhà, công trình… Bạn muốn trở thành người thiết kế nó trong tương lai, cũng có nghĩa là bạn muốn học ngành kiến trúc nhưng bạn gặp khó khăn với môn vẽ, muốn tìm phương pháp học vẽ kiến trúc…
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Art Land để hiểu rõ hơn về quá trình học vẽ luyện thi vào ngành Kiến trúc.
Giới thiệu về ngành Kiến trúc
Hiểu một cách đơn giản, ngành Kiến trúc là ngành đặc thù nằm giữa hai lĩnh vực Nghệ thuật và Kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức sắp xếp không gian, lập hồ sơ thiết kế các công trình kiến trúc. Công việc của một kiến trúc sư là thiết kế mặt bằng, không gian, hình thức và cấu trúc của một công trình, cung cấp những giải pháp về kiến trúc ở các lĩnh vực xây dựng khác nhau xuất phát từ nhu cầu thực tế về nơi ở, vui chơi, làm việc, đi lại… của con người.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của đời sống và sản xuất công nghiệp là sự gia tăng liên tục về nhu cầu thẩm mỹ cao của con người đối với không gian sống, làm việc và vui chơi giải trí. Trước tình hình đó, cùng với những lợi thế đầy tiềm năng, ngành kiến trúc đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn của thời đại mới. Từ việc thiết kế các không gian, mô hình xây dựng cho đến nghiên cứu bố trí và sắp đặt không gian một cách hài hòa đều đòi hỏi vai trò quan trọng của các chuyên gia am tường về kiến trúc.
Quá trình học vẽ – Luyện thi Kiến trúc
1. Làm quen với các hình khối cơ bản
Đây là bước đầu tiên và khá quan trọng trong quá trình học vẽ của bạn. Vì hầu như các đầu tượng thạch cao đều sẽ được quy về mảng và khối trong khi vẽ, nên việc làm quen với các hình khối này sẽ là bước đệm giúp bạn thao tác dễ dàng hơn khi học vẽ đầu tượng thạch cao. Ngoài ra nó còn là bước để làm quen với ánh sáng, cách đi sắc độ của từng khối… Và dưới đây là ba hình khối cơ bản nhất để bạn tham khảo và luyện tập.
Bước 1: Dùng que đo để đo tỉ lệ chiều ngang và chiều cao của vật thể sau đó căn bố cục trên giấy vẽ và phác họa khối lập phương.
Bước 2:
- Sử dụng chì nhạt để bắt đầu lên đậm nhạt cho khối. Ưu tiên lên sắc độ từ diện đậm nhất đến nhạt dần.
- Luôn chuốt nhọn đầu chì vừa phải thường xuyên, đan nét theo chiều của vật thể để tạo khối khỏe và mạnh hơn.
Bước 3: Tăng dần độ đậm nhạt, sáng tối. Sử dụng quy luật viễn cận “gần rõ – xa mờ”.
Bước 4: Hoàn thiện khối. Ở bước này lưu ý phản quang của mặt tối không nên quá sáng mà chỉ chuyển độ nhè nhẹ. Độ đậm của nền & bóng đổ phải rõ ràng đồng thời tách hẳn ra khỏi mặt tối càng tốt.
BƯỚC 1: Căn bố cục cân đối, sau đó dựng khung hình vuông ra, trong đó khối cầu nằm vừa vặn trong khung hình ấy. Từ đấy ta dựng trục dọc & trục ngang chia khung hình thành bốn phần bằng nhau. Sau đó vẽ đường cong dựa vào cạnh ngoài của từng ô vuông nhỏ.
BƯỚC 2: Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản , ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần.
BƯỚC 3: Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện sao cho đúng quy luật viễn cận.
BƯỚC 4: Hoàn thiện.
-
KHỐI TRỤ
BƯỚC 1: Cũng tương tự như trên, cũng quan sát, đo tỉ lệ để căn bố cục hài hòa. Sau đó, bạn vẽ một hình chữ nhật với tỉ lệ đã đo, từ 2 đầu của hình chữ nhật ta vẽ 2 hình elip lưu ý hình elip bên trên độ cong sẽ nhỏ hơn hình elip ở bên dưới.
BƯỚC 2:
- Phân diện cho khối trụ, nheo mắt lại để phác ra chu vi của các diện sáng – mờ – tối theo vật mẫu.
- Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối cơ bản cho khối, ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần.
BƯỚC 3:
- Bắt đầu tăng đậm sắc độ các diện sáng tối.
- Ở bước này để tạo độ cong cho khối khỏe hơn, nên phân tích & đưa khối về dạng vạt mảng, để đan nét cho đúng chiều của diện.
- Khi khối cong đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên nếu vẫn còn hơi cứng, ta chuốt chì nhọn vừa phải, vờn nhẹ vùng đỉnh khối để giảm bớt độ gắt từ đỉnh khối chuyển dần qua diện mờ.
BƯỚC 4: Hoàn thiện khối.
2. Khối mắt, mũi, miệng, tai
Khi bạn đã nắm vững cách vẽ các khối cơ bản, thì bạn sẽ phải thực hành vẽ các khối mắt, mũi, miệng, tai. Các khối này sẽ được tách ra và kích thước khá lớn để bạn có thể quan sát rõ hơn các chi tiết trên đó.
Ở phần này tôi sẽ hướng dẫn chung cho các khối.
BƯỚC 1: Dựa vào kỹ năng đã có khi học vẽ khối cơ bản, ở phần này bạn cũng quan sát và do tỉ lệ của các khối (với chiều cao tổng tính từ đáy tượng cho đến đỉnh tượng; chiều ngang tổng tính từ cạnh ngoài cùng bên trái tượng đến cạnh ngoài cùng bên phải tượng), sau phác thành hình chữ nhật và căn nó nằm giữa bố cục tờ giấy.
BƯỚC 2:
- Lên sáng tối lớn trên khối bằng chì nhạt, nheo mắt lại để nhìn sáng tối xem đậm nhạt như thế nào. Ưu tiên lên sắc độ từ đậm nhất đến nhạt dần (nền > bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > diện sáng).
- Ôn lại cấu trúc khối cơ bản để vẽ sao cho đầu mũi & cánh mũi, môi, mắt, tai tạo được độ cong. Cố gắng xác định rõ ràng đỉnh khối nằm ở đâu, bóng đổ của khối như thế nào.
BƯỚC 3: Bắt đầu tăng đậm các diện sáng tối. Lưu ý câu “gần rõ – xa mờ” để tăng đậm các diện cũng như đỉnh khối sao cho đúng quy luật viễn cận.
BƯỚC 4: Hoàn thiện.
3. Vẽ đầu tượng thạch cao
Đây là phần quyết định và luôn xuất hiện trong các bài thi khối V. Để qua được môn này, bạn cần tìm hiểu nhiều về tỉ lệ khuôn mặt, trục mặt, các cơ ở cổ,…Trước khi hướng dẫn bạn cách vẽ tượng thạch cao, thì ta cùng nhau tìm hiểu về tỉ lệ của khuôn mặt.
4. Tỉ lệ cấu trúc khuôn mặt
* Trục ngang (của mặt) song song với nhau
+ Song song tuyệt đối: Góc chính diện.
+ Song song tương đối: Góc chéo.
Xác định đường tầm mắt trên tượng (hay còn gọi là đường chân trời, thường ta lấy đường tầm mắt ở phía trên đầu tượng, như thế sẽ làm bố cục đẹp, dễ hơn khi dựng hình).
* Trục dọc (của mặt): là đường cong đều đi qua 4 điểm:
• Đỉnh đầu
• Giữa 2 lông mày
• Điểm giữa chân mũi
• Giữa cằm
Trong trường hợp đặc biệt nó thành đường thẳng (góc chính diện).
Tính chất: trục dọc chia mặt ra làm 2 phần bằng – đối xứng với nhau.
* Những tỉ lệ phụ:
+ Chiều ngang đầu người bằng 5 con mắt.
+ Khoảng cách giữa 2 con mắt bằng chiều ngang 1 con.
+ Khoảng cách khóe mắt đến trục lông mày bằng 2/3 con mắt.
(Những tỉ lệ này chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế cần phải dựa vào mẫu để có được tỉ lệ chính xác nhất. Nhưng nếu các bạn thuộc những tỉ lệ này thì vào dựng hình rất nhanh, mà sự sai sót hầu như không đáng kể)
5. Các bước vẽ tượng thạch cao
BƯỚC 1: Định vị bản vẽ.
Trước hết, cần xác định độ dài rộng và vị trí không gian, mức độ to nhỏ của đầu. Khi phác thảo, không nên vẽ các nét quá dài, cũng không nên vẽ quá sắc nét.
BƯỚC 2: Xác định đường viền, vị trí mặt mũi.
– Phác Họa hình dạng và vị trí của ngũ quan, không tách rời ngũ quan khi phác thảo sẽ rất khó vẽ chuẩn chúng. Cần phác thảo ngoài trước trong sau, rồi lại từ trong ra ngoài.
– Liên tục so sánh vị trí không gian, các điểm chuyển đổi xem đã chính xác chưa. Phải phân biệt rõ mức độ mạnh yếu của đường bao quanh và ánh sáng nhất định.
BƯỚC 3: Vẽ mối liên quan kết cấu lớn của mỗi bộ phận.
– Phải chú ý đến sự chuyển đổi thể diện chính và sự chuyển đổi hình dạng ngũ quan, sự lồi lõm của ngũ quan: như khóe mắt, khóe miệng lỗ mũi, cánh mũi, gò má. Tượng thạch cao nữ đa số là hình tròn trịa, chỉ có phần ít như chân mày, sống mũi là vuông, có bộ phận là có tròn trong vuông, cho nên “nét bút theo hình thể“.
BƯỚC 4: Tiếp tục chỉnh sửa.
- Trong quá trình khắc họa bước tiếp theo, một số đường nét có vẻ không liên quan. Ví dụ: đường viền của bóng, thực ra nó lên xuống theo hình thể, qua việc vẽ đường bóng có thể giải thích hình thể.
- Tiếp tục điều chỉnh xung quanh dựa vào vị trí của ngũ quan cho đến khi đạt được độ hài hòa.
- Cụ thể hóa từng bộ phận, không được xem nhẹ việc thể hiện tai, kết cấu cần chính xác, đồng thời ăn khớp với chỉnh thể, không được quá tách biệt.
- Khắc họa đầy đủ chi tiết, đường giao nhau sáng tối, chú ý đến sự biến đổi thực hư, chính phụ.
BƯỚC 5: Khắc họa sâu sắc.
– Đi sâu vào thể hiện tinh tế, liên tục điều chỉnh quan hệ chỉnh thể và từng phần. Mỗi chi tiết đều được cân nhắc kỹ càng tạo nên nét đặc thù của bộ mặt .
Luyện thi khối V, H tại Art Land
Tại Art Land, chương trình đào tạo khóa Luyện thi Kiến trúc Mỹ thuật cấp tốc được xây dựng theo mô hình bậc thang. Các bạn sẽ được xây dựng kiến thức vững chắc từ nền tảng và nâng cao dần. Tuy nhiên, vì thời gian hạn hẹp, quá trình luyện tập của các bạn học viên tại lớp sẽ phải rút ngắn, học các phần có tính trọng tâm cao.
Phần lớn, các bạn sẽ có bài tập về nhà để luyện tập thêm. Các học viên luyện thi cấp tốc cần có thời gian học tại lớp dày hơn. Ví dụ: lớp thông thường có thể chỉ học 2 đến 3 buổi 1 tuần; lớp cấp tốc cần có thời gian từ 3 đến 4 buổi trong 1 tuần.
Chương trình Luyện vẽ thi đại học kiến trúc của Art Land được xây dựng theo chuẩn của bài thi đầu vào ở hai trường uy tín ĐH Kiến Trúc, ĐH Mỹ thuật TP.HCM. Các chương trình này được các giảng viên tại hai trường uy tín trên xây dựng nên.
Về học phí và lịch học, hãy liên hệ với chúng tôi để được biết thêm chi tiết:
Tham khảo khóa luyện thi Kiến trúc – Mỹ thuật nếu chưa biết học từ đâu
Với những bạn chưa biết bắt đầu từ đâu thì nên tham gia Lớp Dạy Vẽ Luyện Thi Đại Học Kiến Trúc của Art Land gồm có 6 cơ sở: Quận 7, Quận Tân Phú, Quận 1, Quận 5, Gò Vấp và khu Trung Sơn (Bình Chánh).
Tham khảo link: https://mythuat.info/khoa-hoc-luyen-thi-ve-khoi-v-kien-truc/
Bài viết liên quan:
- LUYỆN THI VẼ ĐẦU TƯỢNG – BÀI VẼ ĐẦU TƯỢNG ĐẸP ĐIỂM CAO 2020
- THIẾT KẾ NỘI THẤT HỌC KHỐI NÀO? THI MÔN GÌ?
Tag: thi vẽ đại học kiến trúc, thi vẽ kiến trúc, đại học kiến trúc thi môn gì, thi năng khiếu đại học kiến trúc, điểm vẽ đại học kiến trúc, kiến trúc sư thi môn gì, lịch thi vẽ đại học kiến trúc, bài thi vẽ đại học kiến trúc, luyện thi kiến trúc, lớp dạy vẽ luyện thi đại học, luyen thi kien truc